THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
07/09/2016
Trẻ phát triển nhờ biết làm việc nhà
11/09/2016
THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
07/09/2016
Trẻ phát triển nhờ biết làm việc nhà
11/09/2016

de thuong 2

Làm cha mẹ của một đứa trẻ đặc biệt là một thử thách. Nhưng, là cha mẹ bạn hãy cố gắng để thực hiện những gì bạn có thể làm để đạt được những tiến bộ  ngày càng phát triển cho con của mình chứ  không “đứng yên một chỗ” so với việc bạn chỉ gửi bé đến trường và giao hoàn toàn cho các giáo viên chăm sóc, cho dù đó là một ngôi trường chuyên biệt với một chương trình tốt.

Dưới đây là 10 lời khuyên hướng dẫn bạn có thêm kinh nghiệm trong việc dạy trẻ

  1. Giáo dục bản thân: Bạn cần phải tự giáo dục mình về vấn đề này, biết vận dụng các nguyên tắc đúng cách và trong thời gian sớm nhất nhưng với một sự kiên trì.

Những nguy cơ Tự kỷ thường được phát hiện trong 3 năm đầu đời của một đứa trẻ, vì vậy các chuyên gia cho rằng phát hiện sớm, can thiệp và điều trị tích cực là chìa khóa để giúp đỡ trẻ em mắc chứng tự kỷ phát triển tiềm năng bản thân. Vì vậy, phụ huynh nên nói chuyện với chuyên gia về các phương pháp điều trị tốt nhất có sẵn, hãy đọc tất cả các thứ bạn có thể, cố gắng tìm hiểu các triệu chứng và nguyên nhân của nó, giao tiếp với cha mẹ khác và các chuyên gia đã trải qua những kinh nghiệm và cùng chung nhận thức về tất cả các biện pháp cho con của bạn để cho trẻ có những yếu tố và điều kiện giáo dục tốt nhất.

  1. Tập trung vào năng lực của con bạn: Bạn có thể nghĩ rằng con bạn khác biệt, sau đó chấp nhận sự khác biệt đó và thay đổi nhận thức của bạn, xem xét những phương cách giúp con em của bạn và những gì nó có khả năng. Trẻ có thể không có khả năng giao tiếp tốt và kỹ năng ngôn ngữ, nhưng có thể được đánh giá cao năng khiếu về toán học, nghệ thuật hay âm nhạc. Cho con tiếp xúc với những lĩnh vực đó để có thể nâng cao kỹ năng của mình và làm cho nó trở nên tốt nhất trong điều kiện có thể.
  2. Tạo một ngôi nhà với môi trường an toàn: Bạn hãy tạo ra những khu vực an toàn trong nhà, đặc biệt nếu con bạn dễ nổi nóng, hay ném đồ chơi hoặc nếu trẻ cứ làm tổn thương mình. Sắp xếp cho con một không gian riêng trong nhà, nơi con có thể cảm thấy an toàn, thư giãn và thoải mái. Nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ muốn làm gì thì làm, ở bất cứ chỗ nào trong nhà, mà phải là một khu vực riêng. Trẻ được tự do ở khu vực đó, nhưng ở phòng khách và đặc biệt là nhà bếp thì dứt khoát là không.
  3. Tạo một số thời gian cho không khí vui nhộn: trẻ em rối nhiễu ( Hiếu động hay tự kỷ ) cần phải có sự vui vẻ và hưởng thụ nhiều trong hoạt động hàng ngày giống như những đứa trẻ khác. Tìm cách để chơi và vui chơi cùng nhau. Ví dụ, bạn có thể tạo một số trò chơi hoặc có thể cố gắng để giải trí với con bằng cách hát trong khi tắm.
  4. Lịch trình hàng ngày: Trẻ em đặc biệt cần lập kế hoạch và hoạch định thường xuyên trong cuộc sống. Cố gắng không có những thay đổi bất ngờ trong kế hoạch hoạt động hoặc bất cứ điều gì có liên quan đến lịch trình tác động của con. Mọi thứ trong nhà cần ổn định và giữ yên trong một thời gian dài.

  trenho

  1. Hãy nhất quán trong hành vi của bạn: Tạo ra sự nhất quán trong môi trường của bạn là cách tốt nhất để tăng cường khả năng học tập. Tìm hiểu những gì con bạn đang trị liệu và tiếp tục các kỹ thuật được học ở nhà. Ví dụ, con bạn có thể sử dụng một số từ ngữ để giao tiếp thì ta sẽ cố giúp con để làm cho các cuộc trao đổi dễ dàng hơn, hãy thử sử dụng lại các từ ngữ này bất cứ khi nào bạn nói chuyện với con bạn.
  2. Có sự hiểu biết với chế độ ăn uống của con: Chế độ ăn uống mà một số phụ huynh thấy là hữu ích là một chế độ ăn uống không có nhiều chất gluten và chất casein. Gluten là một chất tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch ( cụ thể là trong bột mì, bánh mì ). Casein là protein chủ yếu trong các sản phẩm sữa. Nếu bạn quyết định thử một chế độ ăn uống nào đó cho một khoảng thời gian nhất định, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm. Tình trạng dinh dưỡng của con bạn phải được theo dõi, đánh giá và đo lường cẩn thận.
  3. Làm cho con của bạn ngày càng tự chủ hơn. Hãy tập luyện cho con bạn biết tự chăm sóc bản thân và ngày càng có thể tự làm một số hoạt động cá nhân mà không cần nhiều sự hỗ trợ của bạn. Hãy để con học cách ăn một mình, mặc quần áo và chọn những gì mà nó thích. Ví dụ, khi bạn đi mua sắm, hãy để trẻ có thể chọn một số trái cây mà nó thích; hãy tập cho con biết gấp quần áo và để đồ chơi của mình trở lại vị trí ban đầu.
  4. Hãy cố gắng, cũng như can thiệp ở nhà: Bất cứ đứa trẻ đang được hướng dẫn tại các cơ sở tư vấn hoặc điều trị, cũng nên tiếp tục thực hiện ở nhà những biện pháp tại các cơ sở này để có một “dòng chảy” của hành vi đối với trẻ; không chỉ của giáo viên trường học hay ở trung tâm trị liệu, mà còn từ phía  bạn ở nhà. Lập một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những điều mà bạn sẽ làm gì với con của bạn ở nhà. Tạo cơ hội cho con em của bạn để thực hành những kỹ năng mà con đã học được. Ghi lại sự tiến bộ của con em và không quên khen thưởng hành vi của con để thể hiện sự đánh giá của bạn. Hãy hỏi thăm chương trình dạy ở các cơ sở nơi con bạn theo học. Nếu cơ sở không chịu hay không thể cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho bạn, bạn nên tìm đến một cơ sở phù hợp với yêu cầu này. Vì giao dục trẻ luôn luôn phải là một sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình.
  5. Hãy sống tốt: cuối cùng nhưng không phải là kết thúc, bạn cũng xứng đáng được nghỉ ngơi! Vì vậy, hãy có những thời gian để thư giãn! Đối phó với trẻ em rối nhiễu thì việc chăm sóc hay giáo dục suốt cả ngày là một nhiệm vụ khó khăn và thực sự là một việc lớn để hiểu được hành vi của con và đối phó với chúng. Vì vậy cha mẹ cũng cần nghỉ ngơi. Giữ vững những hoạt động thể chất bạn thích. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và một trọng lượng bình thường. Nơi ở phù hợp và lành mạnh là điều cần thiết để giữ gìn sức khỏe thể chất và tình cảm của bạn và để có thể chăm sóc cho một đứa trẻ với nhu cầu đặc biệt!

Có làm cha mẹ nghĩa là niềm vui với nhiều trách nhiệm. Nhưng, cha mẹ  trẻ đặc biệt  dường như mất tất cả nụ cười tươi với những áp lực này. Vì vậy đừng bao giờ nên bi quan về tình trạng của con mình và hãy tự nhủ, mình đã đang và sẽ làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho con.

CvTl Lê Khanh

Dựa theo tài liệu  (Utas-AUSTRALIA/Health Science)” Autism – Top 10 Parenting Tips”

 

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý