Đồ chơi bằng vỏ trứng
23/04/2011
Nghĩ về giá trị sống
23/04/2011
Đồ chơi bằng vỏ trứng
23/04/2011
Nghĩ về giá trị sống
23/04/2011

Là một công cụ vừa quen vừa lạ ! Quen là vì trước giờ, tôi chắc chắn ai cũng đã từng một lần thử nguệch ngoạc vẽ những đường thẳng đơn giản nối kết các ý.

Lạ là vì chưa ai nhận thức được mức độ hiệu quả và thử làm việc này một cách nghiêm túc

 

BẢN ĐỒ TƯ DUY (MINDMAP).

Từ trước đên nay, chúng ta được dạy, và đã quen với việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số hay khoa học hơn là cách gạch đầu dòng, tóm ý. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái,chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này. Đó là lý do tại sao Bản Đồ Tư Duy được gọi là công cụ ghi chú tối ưu.

Có thể hình dung qua công thức sau:

Ghi nhớ tốt + Từ khoá + Não trái phải = BẢN ĐỒ TƯ SUY

Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.

Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Đây là một kỹ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, Bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Tác dụng của BĐTD trong buổi thuyết trình

Thuyết trình là khi bạn đứng trước đám đông trình bày về kế hoạch, phương pháp hay công việc của mình. Thuyết trình tốt là một lợi thế cho bạn nhưng đôi khi nó cũng tạo cho bạn một số áp lực. Nguyên nhân vì sao?

–          Do tâm lý của bạn. Bạn muốn trình bày thật tốt nhưng vẫn xảy ra những lỗi nho nhỏ.

–          Bạn tập trung sức lực vào bài thuyết trình của mình, hy vọng nó thành công, nhưng bạn vẫn gặp phải tình trạng dù đã cố gắng nhưng kết quả vẫn không làm bạn hài lòng.

–          Bạn cũng luôn tuân theo một quy luật, trình bày theo một khuôn mẫu có sẵn. Bạn lại trong tư thế bị động phụ thuộc vào từ ngữ và máy móc. Bạn đã mất đi sự thoải mái trong lúc thuyết trình

Và BĐTD sẽ giúp bạn

Với BĐTD bạn hãy đặt các chủ đề của bài thuyết trình ở trung tâm của trang giấy và phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá mà bạn định trình bày. Cách làm này rất khoa học giúp bạn tự tin rất nhiều.

BĐTD được hình thành, các nhánh, các ý trung tâm sẽ được sắp xếp theo trật tự, làm nổi bật vấn đề và liên kết giữa các nhánh.

Với bản BĐTD hợp lý bạn chỉ cần nửa giờ đồng hồ để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, khoa học..

–          BĐTD đang được áp dụng rất nhiều, nó giúp cho não bộ đánh giá được vấn đề một cách tổng quan. Bạn có thể linh hoạt trong cách trình bày, kiểm soát được thời gian cũng như nội dung bạn muốn truyền tải.

–          Thuyết trình tốt với BĐTD là bạn đang tự khẳng định mình, thuyết phục được người nghe và nhận được sự tán dương của mọi người. Đó chính là những gì bạn nhận được khi làm việc với BĐTD.

2. Tác dụng của BĐTD cho khởi sự một dự án kinh doanh

BĐTD rất hữu hiệu cho bạn khi lập kế hoạch, dự án. Nó cho bạn một cái nhìn tổng thể, cách đánh giá khách quan. Nếu bạn đang “thai nghén” một dự án kinh doanh thì đừng quên sử dụng BĐTD khi làm việc.

Khi bạn chưa định hướng được kế hoạch rõ ràng, vẫn chỉ là những ý tưởng, sử dụng phương pháp BĐTD chắc chắn bạn sẽ thành công.

Khi bắt đầu cho một dự án kinh doanh khởi nghiệp, bạn phải lo quá nhiều việc một lúc. Có khi nào bạn nản trí vì đuối sức? BĐTD sẽ giúp bạn tư duy thông suốt và biết sắp xếp công việc theo một trật tự ngay từ đầu. Với công cụ này cho phép bạn đoán trước được những vẫn đề có thể phát sinh, từ đó đưa ra những biện pháp ứng phó. Công việc kinh doanh đang phát triển, bạn đừng vì thế mà bỏ qua vai trò của BĐTD. Công cụ này đang giúp bạn kiểm soát mọi hoạt động, và xác định rằng mọi việc đang đi đúng theo quỹ đạo của nó.

Để các ý tưởng, các suy nghĩ của mình không bị quên khi bạn bị cuốn vào guồng quay công việc. Hãy giành một chút thời gian nhỏ để kiểm tra lại BĐTD của mình, bổ sung kịp thời những ý tưởng mới. Với một BĐTD trong tay, bạn đang có một SỰ KHỞI ĐẦU THUẬN LỢI để THÀNH CÔNG.

3. Sử dụng BĐTD để tóm lược cuốn sách trong một trang giấy

Một cuốn sách được viết ra để tạo nên một BĐTD, điều này rất có giá trị cho việc học tập.

Đầu tiên nên đọc lướt qua cuốn sách  một lượt, chia những mục chính và tiêu đề của các chương thành các nhánh trong bản đồ, từ đó bạn có thể bổ sung, chỉnh sửa sao cho hoàn thiện. Dựa vào BĐTD bạn sẽ nắm được diễn biến cuốn sách, tăng khả năng hiểu và đọc hiẻu của bạn, giúp bạn thấy thú vị khi học tập.

Lập BĐTD cho cuốn sách để khi xem lại bạn có thể nắm được toàn bộ nội dung của nó giúp cho trí nhớ của bạn chính xác hơn. Bạn sẽ được tăng cường vốn từ vựng khi tiếp cận với càng nhiều các cuốn sách.

Các nhân tố giúp bạn tóm lược một cuốn sách

–     Cốt truyện , Các nhân vật,  Bố cục,  Ngôn ngữ , Hình tượng, Chủ đề

–     Biểu tượng hoá, Tính triết lý, Thể loại

Khi có BĐTD rồi bạn sẽ hiểu rõ nội dung, tăng cường khả năng hiểu biết và vốn từ vựng khi tiếp cận những gì bạn đọc được. Với bất kỳ ứng dụng nào thì BĐTD vẫn luôn đem lại cho bạn những lợi ích thiết thực. Lập BĐTD trong cuộc sống sẽ giúp ta kiểm soát được công việc, thực hiện được mục tiêu đề ra. Chúc bạn thành công với phương pháp lập BĐTD.

Phương thức lập bản đồ tư duy

  • Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao quanh nó. Sử dụng màu sắc sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
  • Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ.
  • Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó.
  • Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.
  • Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (tạo thành hình rễ cây mà gốc chính là đề tài mình đang làm việc).

Lưu ý: Khi xây dựng một bản đồ tư duy, nên:

  • Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý.
  • Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn.
  • Tư tưởng nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tuởng nhanh hơn là khi viết ra.

Ví dụ: Hiện tôi đang lên kế hoạch cho việc làm đám cưới, tôi sẽ vẽ một vòng tròn trung tâm, trong đó có chữ “Đám cưới”, sau đó từ cái tâm đó, tôi sẽ vẽ ra các vấn đề mà tôi cần phải quan tâm xung quanh việc cưới vợ như : chọn ngày cưới, nhà hàng đặt tiệc, tìm hiểu tập tục cưới xin, mua nhẫn cưới, làm giấy kết hôn, chọn nơi hưởng tuần trăng mật… Sau đó tôi sẽ lại tiếp tục vẽ các nhánh con của vấn đề. Chẳng hạn nếu đi trăng mật ở Đà Lạt tôi cần sắp xếp ngày xin nghỉ, đặt tour, chuẩn bị tiền tiêu vặt, định mua những món đặc sản gì làm quà cho người thân…v.v…

Ưu điểm

So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp lập bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau:

  • Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
  • Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
  • Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
  • Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
  • Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
  • Mỗi sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
  • Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
  • Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

KIM TUYẾN

(Tóm lược từ “Lập bản đồ tư duy”, tác giả Tony Buzan, NXB LĐXH)

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý