Hãy là chính mình
25/11/2013
Rối loạn tâm lý ở trẻ em
13/12/2013
Hãy là chính mình
25/11/2013
Rối loạn tâm lý ở trẻ em
13/12/2013

Khi một người gặp phải nhiều trở ngại hay tác động tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày một cách nặng nề và thường xuyên sẽ dẫn tới các thay đổi về cảm xúc và hành vi.

Điều quan trọng là cần phải phân biệt được giữa các thay đổi về hành vi thông thường do tâm trạng căng thẳng hàng ngày gây ra với các dấu hiệu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng hơn. Các vấn đề trở nên đáng quan tâm hơn khi những điều đó có tính chất nghiêm trọng, dai dẳng và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân.

Các chứng rối loạn cảm xúc là các trạng thái cảm xúc bị xáo trộn quá mức, trong khi đó có người lại ít có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng trầm cảm và làm suy yếu khả năng học tập, làm việc, và giao tiếp với những người khác. Các chứng rối loạn cảm xúc thường dễ can thiệp nếu ở mức độ nhẹ. Điều quan trọng là cần phải nhờ giúp đỡ, can thiệp càng sớm càng tốt không chỉ để giảm bớt sự chịu đựng không cần thiết mà còn bởi vì nếu không được can thiệp, nhiều chứng rối loạn cảm xúc sẽ tái phát và ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong suốt cuộc đời thân chủ. Hai chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là Trầm Cảm và Rối Loạn Lưỡng Cực.

Các Dấu Hiệu của Trầm Cảm ?

Những người có chứng trầm cảm gần như lúc nào cũng cảm thấy buồn và biểu hiện nhiều triệu chứng sau đây:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn, lo lắng, hoặc cảm giác “trống rỗng”
  • Cảm thấy tuyệt vọng, bi quan
  • Cảm giác có lỗi, vô dụng, bất tài
  • Không hứng thú hoặc quan tâm tới các sở thích và các hoạt động mà trước đây họ đã từng ưa thích, kể cả sinh hoạt tình dục
  • Sinh lực giảm sút, mệt mỏi, “uể oải”
  • Khó tập trung chú ý, nhớ, ra quyết định
  • Mất ngủ, thức dậy vào buổi sáng sớm, hoặc ngủ quá nhiều
  • Chán ăn và/hoặc giảm cân hoặc ăn quá nhiều và tăng cân
  • Nghĩ tới cái chết hoặc tự tử; tìm cách tự tử
  • Đứng ngồi không yên, cáu giận
  • Các triệu chứng cơ thể như đau đầu, các chứng bệnh rối loạn đường tiêu hóa và đau mãn tính



Chứng Rối Loạn Lưỡng Cực

Những người có chứng rối loạn lưỡng cực có các chu kỳ trầm cảm xen kẽ với hưng cảm. Các triệu chứng hưng cảm gồm có:

  • Hưng phấn quá nhiều hoặc bất thường
  • Cáu gắt bất thường
  • Ngủ ít hơn
  • Hoang tưởng
  • Nói nhiều hơn
  • Có những suy nghĩ thoáng qua
  • Ham muốn tình dục tăng
  • Sinh lực tăng đáng kể
  • Suy xét kém
  • Hành vi giao tiếp không thích hợp

Nguyên Nhân

Người ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh trầm cả và rối loạn lưỡng cực. Nhìn chung, các chứng rối loạn tâm thần phát sinh từ cả yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học khác và các yếu tố môi trường. Sự ảnh hưởng giữa sinh học và môi trường là rất phức tạp. Bộ não ảnh hưởng tới hành vi, và kinh nghiệm ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não.


Biện pháp can thiệp

Để can thiệp hiệu quả, cần bắt đầu từ việc chẩn đoán thích hợp về chứng rối loạn cảm xúc. Ngoài đánh giá của các chuyên gia tâm lý, phần lớn các trường hợp đều cần phải có sự đánh giá y khoa của bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân thể chất có thể gây ra các triệu chứng đó.

Biện pháp can thiệp thường bao gồm trị liệu tâm lý có kết hợp thuốc men. Trong mức độ nhẹ và can thiệp sớm thì chỉ cần giúp thân chủ nhận thức được năng lực bản thân và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Thường thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là kết hợp cả hai. Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm. Hai liệu pháp này giúp thanh thiếu niên chú trọng tới các mối quan hệ cá nhân gây trở ngại cho các em và các lối suy nghĩ tiêu cực thường liên quan tới chứng trầm cảm, để từ đó tự đưa ra những cách thức ứng xử và thay đổi hành vi nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất.


Làm Thế Nào để Được can thiệp?

Các bậc cha mẹ khi nhận thấy bản thân hay con cái mình có những dấu hiệu của chứng trầm cảm, cần mạnh dạn liên hệ ngay với các dơn vị tư vấn và trị liệu tâm lý càng sớm càng tốt để tiến hành các buổi thăm khám trực tiếp cũng như điều trị tâm lý nếu cần cho bản thân hoặc người nhà của mình.

CvTl Lê Khanh

(Biên soạn theo tư liệu nước ngoài )

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý