Giá trị của sở thích
18/05/2011
Hội chứng Asperger ( phần 1)
20/05/2011
Giá trị của sở thích
18/05/2011
Hội chứng Asperger ( phần 1)
20/05/2011

Hiện nay, do tình trạng trẻ Tự Kỷ được phát hiện khá nhiều tại các bệnh viện, phòng khám … nên có một hiện tượng đang lan truyền trong các bà mẹ, khi thấy con mình tỏ ra chậm nói, kém giao tiếp, có một số hành vi kỳ cục thì đều cho rằng, chắc con mình bị Tự Kỷ ..

dù họ chưa biết Tự Kỷ là gì và đâu là những dấu hiệu tiêu biểu. Ngay cả đến một số các y bác sĩ, tại một vài bệnh viện cũng “dán” cho tình trạng kém giao tiếp, chậm nói của trẻ cái nhãn Tự Kỷ.

Vậy, Tự Kỷ là gì ? Cho đến nay chưa có một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ cho tình trạng rối nhiễu tâm lý nghiệm trọng này, theo tiêu chuẩn chẩn đoán Tự Kỷ của DSM –IV ( Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ ) và ICD- 10 ( Tổ chức Y tế Thế Giới) thì có thể đưa ra một khái niệm như sau : Trẻ tự Kỷ là những trẻ có những yếu kém và rối loạn về :

1. Quan hệ tiếp xúc : không có khả năng tương tác với người khác, khả năng bày tỏ và chia sẽ cảm xúc.

2. Ngôn ngữ : khả năng diễn đạt kém, lời nói không phù hợp với bối cảnh chứ không chỉ là chậm nói.

3. Hành vi :Có những hành vi và thói quen kỳ dị .

Cụ thể là :

Cách ăn nói:

  • Ngôn ngữ phát triển hoặc chậm hay không phát triển chút nào
  • Khó chăm chú được lâu

  • Cách dùng từ không có ý nghĩa
  • Dùng cử chỉ thay vì lời nói để diễn đạt ý tưởng

Phản Ứng Trong Cách Giao Tế:

  • Thích ở một mình hơn là chơi với trẻ khác
  • Ít tác động như cười hay nhìn thẳng mắt người khác

  • Không thích kết bạn

Giác Quan Bị Hư Hại:
Giác quan thấy, nghe, sờ, ngửi  và nếm có thể rất nhạy cảm hay đôi khi lại giảm sút.

Cách Chơi:

  • Thiếu tính tự phát hay tưởng tượng
  • Không tự chế biến trò chơi

  • Không bắt chước được người khác

Thái Độ Cư Xử:

  • Có thể quá họat động hay thụ động
  • Khó chấp nhận thay đổi trong lễ thói hằng ngày

  • Nổi cơn thịnh nộ mà không có lý do
  • Không tự ý bày trò chơi
  • Quá tập trung vào một vật, ý tưởng, hành động hay một người nào
  • Thiếu khả năng suy xét
  • Có thể tỏ gây hấn với người hay chính mình

Và các điều này phải mang tính thường xuyên, lập đi lập lại trên 6 tháng thì mới có thể đánh giá là có tình trạng Tự Kỷ.


Như vậy, những dấu hiệu về Tự kỷ cũng tương đối rõ, nhưng tại sao vẫn có tình trạng lẫn lộn giữa Tự kỷ và những rối nhiễu tâm lý khác, chủ yếu là với trẻ Chậm phát triển và trẻ có hội chứng hiếu động kém chú ý ( hội chứng ADHD) . Do hầu hết trẻ Chậm phát triển đều có những khó khăn về ngôn ngữ và cả về các kỹ năng khác, vì vậy chúng thường trở nên nhút nhát, không muốn tiếp xúc với người khác và cũng có thể có những phản ứng bất thường nên dễ bị gán cho « có nét tự kỷ » . Với trẻ Hiếu động kém chú ý cũng vậy, thường những trẻ này có đặc trưng là không biết chờ đợi, và vì vậy rất khó quan hệ với những trẻ khác dẫn đến tình trạng xa lánh bạn hay trở nên cục cằn và phát triển chậm về ngôn ngữ do không thích tiếp xúc, vì thế trẻ cũng có những rối nhiễu tương tự như trẻ Tự kỷ. Vì vậy, khi đã biết là con mình là trẻ chậm phát triển, Hiếu động hay bại não.. thì cho dù có một vài biểu hiện giống như tự kỷ, cũng không nên cho rằng con mình bị Tự Kỷ để tăng thêm lo lắng và lạc hướng trong việc chăm sóc trẻ.

Nhưng có thể nói, trở ngại lớn nhất để chẩn đoán và đề ra những biện pháp thích hợp trong việc chăm sóc trẻ Tự kỷ lại là  về phía phụ huynh. Vì việc chẩn đoán không thể chỉ trong một buổi khám 15, 20 phút mà có thể đưa ra đánh giá chính xác về trẻ, và điều này thường tạo cho phụ huynh có suy nghĩ là người chẩn đoán không giỏi và cố đi tìm người chỉ ra đúng tình trạng Tự kỷ của con mình dù đôi khi đó là một sự vội vàng hay nhầm lẫn. Ngay cả khi chẩn đoán đúng là trẻ Tự Kỷ, nhưng nếu nói thẳng là không có thuốc chữa, mà chỉ có những biện pháp giáo dục đặc biệt để giúp trẻ ổn định, có khả năng hội nhập nhiều hơn, thì phụ huynh cũng không hài lòng và họ sẽ đi tìm đến thầy khác, để  rồi có thể biết được vài trẻ do không phải là Tự kỷ những bị chẩn đoán sai là tự kỷ, nên đã có ít nhiều tiến bộ bằng một liệu pháp nào đó, thì lại vội vàng tìm đến. Cũng có nhiều phụ huynh chịu khó mò mẫn trên mạng để tìm ra cả chục biện pháp giáo dục và trị liệu khác nhau, rồi có khi…chìm đắm trong đám giải pháp đó mà không thể rút ra một biện pháp tốt nhất cho con mình.

Hơn thế nữa, lại có vài người qua kinh nghiệm bản thân mày mò tìm kiếm được vài biện pháp thích hợp cho con mình, giúp cho con có được những tiến bộ nhất định và sau đó trở nên ..chuyên gia trị liệu trẻ tự kỷ kể cả những rối nhiễu khác bằng phương pháp do mình đúc kết được, điều này góp phần vào việc làm cho nhiều phụ huynh thêm bối rối, không biết thực, hư như thế nào hoặc tốn kém thì giờ và tiền bạc một cách vô ích.

Chúng ta nên nhớ rằng, với những rối nhiễu tâm lý của trẻ thì việc xem lại những mối quan hệ trong gia đình và sự sáng suốt, bình tĩnh của phụ huynh là điều vô cùng quan trọng, ngoài ra để có thể xây dựng một kế hoạch chăm sóc trị liệu thích hợp, phụ huynh của trẻ Tự Kỷ cũng như nghi ngờ là tự kỷ, cần có sự tư vấn và hướng dẫn của những chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để cùng tìm ra một phương án tốt nhất cho con mình.

Lê Khanh

 

 

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý