Con tôi là hoạ sĩ ?
13/05/2011
Giáo dục giới tính cho con vào thời điểm nào
14/05/2011
Con tôi là hoạ sĩ ?
13/05/2011
Giáo dục giới tính cho con vào thời điểm nào
14/05/2011

Các hình vẽ người có thể dùng để đo trình độ phát triển hoặc mức thành thục về trí khôn của trẻ. Nhà tâm lý Goodenough (1926) cho ra đời bản trắc nghiệm đầu tiên nhằm đánh giá một cách có hệ thống những hình vẽ của trẻ em bằng phương pháp chấm điểm.

Harris (1963) chỉnh lý và mở rộng  phương pháp này ,sau này được gọi là test Goodenough – Harris. Buck (1948) đã triển khai các hệ thống chấm điểm để ước tính chỉ số IQ từ các hình vẽ người và tiếp theo sau đó, nhà tâm lý Koppitz (1968) cũng đã xây dựng những hệ thống chấm điểm các HVN nhằm xác định chỉ số IQ cho các trẻ từ 5 – 11 tuổi, trên thực tế thì hệ thống này cũng rất tốt cho các trẻ chưa đến tuổi học.

Tuy nhiên, việc đánh giá trí khôn của trẻ không chỉ đơn thuần là thông qua một sự kiểm tra duy nhất mà nên xem đây chỉ là bước đầu trong việc tìm hiểu. Còn để hiểu rõ hơn về khả năng, tính chất của trẻ, cần phải có một quá trình tiếp cận tương đối dài với sự cộng tác của nhiều người (Cha mẹ – thầy cô – các chuyên viên tâm lý – xã hội) trong một thời gian thích hợp cho từng trẻ.

Đánh giá Trí khôn Trẻ  bình thường

Một trong những công cụ có giá trị để đánh giá các trẻ đến tuổi học  là test Hình vẽ người Thiếu của Gesell, test này là một phần của phương pháp đánh giá về phát triển và ứng xử mà Ilg Ames đã trình bày (1978). Hình vẽ người cũng là một phần của test phân loại phát triển Denver, do Frankenburg Dodds (1975) xây dựng để phát hiện những rối nhiễu về phát triển ở trẻ nhỏ từ khi sinh đến 5 tuổi.

Theo Dillard Landsman (1968) có thể đánh giá khả năng học tập của trẻ thông qua một công cụ gọi là THANG XÁC ĐỊNH SỚM EVANSTON (Evanston Early Idetification Scale – EEIS ) Có 10 Item (Mỗi Item thiếu sẽ cho điểm) với  điểm khác nhau:

Tóc 1đ – Mắt 2đ – Mũi 2đ – Miệng 3đ – Cánh tay 2 đ – Bàn tay 2đ – Cẳng chân 1 đ – Bàn chân 2đ – Thân mình 4 đ, vị trí các bộ phận như cổ 2 đ.

Kết quảsẽ cho biết, nếu một trẻ đạt điểm số trung bình cao, đó là trẻ cần phải có sự chăm sóc riêng (hay đó là trẻ kém thông minh).

Wagner (1980) cũng đã nghiên cứu các hình vẽ người của các trẻ em gặp khó khăn trong học tập và đã thấy những dấu hiệu yếu kém về bản thân.

Ông chia ra làm 4 loại:

*      Loại 1: Chưa thành thục về phát triển: Hình vẽ các em giống như của những trẻ nhỏ tuổi hơn.

*      Loại 2: Có Khuynh hướng hung tính hay thụ động: Các hình vẽ người bé nhỏ hoặc rất linh tinh, sôi động.

*      Loại 3: Thực thể Các hình vẽ người  chỉ vẽ phác sơ sài, có nhiều khoảng trống đã đánh bóng cho kín.

*      Loại 4: Lố lăng, kỳ dị Các hình vẽ người thường mất cân đối, có các chi tiết phụ lạ lùng hoặc các chi tiết phóng to.

Trong đa số các hệ thống chấm điểm, mỗi chỉ báo phát triển có trên hình được một điểm. Tổng số điểm sẽ chỉ rõ thứ bậc tương đối của một đứa trẻ này so với các trẻ khác. Một điều kỳ lạ là người lớn không thể nào vẽ giống được các trẻ từ 3 – 5 tuổi (theo Leichtman – 1979) tuy nhiên có khả năng vẽ giống các trẻ từ 5 – 10 tuổi (theo Arkell – 1976).

Đánh giá Khả năng Trẻ chậm khôn

Theo Wysocki (1973) đã khảo sát các hình vẽ người của trẻ chậm khôn cho biết, các hình vẽ thường to hơn, ít chỗ tẩy xóa, quần áo chi tiết cũng ít hơn, kém đối xứng, các cánh tay vẽ giơ ngang, cứng đờ.

BellamyDaly (1969) cũng tìm ra quan hệ giữa độ lớn của hình người và chỉ số khôn (I.Q) khi chỉ số IQ tăng thì hình người giảm độ lớn. Ottenbacher (1981) Nhận thấy rằng độ lớn có liên quan đến sự nhận thức về bản thân, các trẻ nữ thường có khuynh hướng tự nhận thức tốt hơn các trẻ nam. Các trẻ có khuynh hướng nhận thức về bản thân yếu kém thường vẽ những hình người bé nhỏ.

Đánh giá Trí khôn Trẻ khuyết tật:

Đối với trẻ khuyết tật về thính giác, DavisHoopes (1975) đã nghiên cứu so sánh các hình vẽ của trẻ điếc cho thấy sự thể hiện cũng bình thường, trái với suy nghĩ là các em sẽ bộc lộ những dấu hiệu cho thấy những khó khăn ở tai hay miệng. Nhưng đối với các trẻ có khuyết tật về thể chất thì WysockyWhitney (1965) nhận thấy các em thường thể hiện dạng tật của mình trên hình vẽ, và hình vẽ các em thường thể hiện hung tính nhiều hơn  nhưng mức độ này tùy thuộc vào tính chất của khuyết tật.Tuy nhiên nếu xem xét về mặt nhận thức và trí khôn thì theo Wawrzaszek, JohnsonSciera (1958) đã cho thấy giữa trẻ khuyết tật và trẻ bình thường không có gì khác nhau. Đối với các trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, theo GreenLevitt (1962) thì thấy các em thường vẽ những hình bé nhỏ hơn trẻ bình thường, hai ông cho rằng trẻ có cái nhìn “thu hẹp” về thân thể.

Lê Khanh

( trích trong : Khám phá trẻ em qua nét vẽ – TG: Lê Khanh – NXB Phụ Nữ 2007)

 

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý