HẠNH PHÚC NHỜ TẬP LUYỆN
13/02/2016
Tự Kỷ là Hội chứng – Không Phải là Bệnh hay Nghiệp
10/03/2016
HẠNH PHÚC NHỜ TẬP LUYỆN
13/02/2016
Tự Kỷ là Hội chứng – Không Phải là Bệnh hay Nghiệp
10/03/2016

Trong hai tháng đầu đời, bé hầu như thụ động trong mối quan hệ với mẹ. Vì vậy các bà mẹ cần biết cách để tác động, giúp bé phát triển hài hòa về tâm lý nhất là khả năng phát triển về giác quan và vận động, làm nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ sau này.


Qua giai đoạn phản xạ tự nhiên

Bé trong giai đoạn này bắt đầu thật sự tương tác với người chăm sóc của mình. Bé có thể mỉm cười bởi vì khả năng phản xạ tự nhiên của bé bắt đầu giảm và khả năng tập trung và quản lý hành vi của bé bắt đầu tăng lên. Đây cũng là thời gian để kết nối khi bạn ở xung quanh bé, bé cảm thấy rất hạnh phúc.

Giai đoạn này bé bắt đầu phát triển một số sở thích và hành vi mới. Bạn có thể quan sát được bé đang chơi với tay của chính mình, hai tay của bé gần lại với nhau rồi rời xa. Bé bắt đầu quan sát và tò mò nhiều hơn với những đồ vật ở thế giới xung quanh, thường có vẻ sốt sắng khi khám phá những đồ vật được đặt gần bé. Bé thích khám phá những đồ vật mới bằng cách lắng nghe, chạm vào, và dĩ nhiên là ngậm. Cung cấp cho bé nhiều đồ vật có nhiều đường nét, hình dáng và chất liệu, cùng với nhiều đồ chơi bé có thể cắn được. Bạn nên chú ý là những đồ vật đó an toàn cho bé –ngay cả khi bạn phải thường xuyên rửa cái lục lạc nhiều lần trong một ngày.

Cơ của bé cũng phát triển mạnh hơn. Kết quả là, khả năng kiểm soát vận động đầu của bé cũng tốt hơn. Tầm nhìn của bé cũng phát triển, cho đến cuối tháng thứ ba, bé có thể gần đạt được mức hoàn hảo và có thể xoay đầu theo dõi những đồ vật di chuyển.

Những đồ vật bạn cho bé quan sát trong giai đoạn đầu tiên như chong chóng nôi (mobile),các vật chuyển động. Tuy gương và núm vú vẫn là đồ vật yêu thích của bé – tuy nhiên với sở thích mới của bé với thế giới bên ngoài, một đồ chơi mới để giới thiệu với bé là tấm trải giữa nền với nhiều hoạ tiết và màu sắc cùng với đồ vật treo phía trên nôi . Tấm trải này nên có nhiều đồ vật mà bé có thể với chạm vào, và nắm lấy. Nên có một tấm kính đủ lớn để bé thấy hình của mình, và những đường dây để có thể gắn và tháo các đồ vật mới ra. Bạn có thể xem xét để bé ở một số vật nâng đỡ bé như ghế đi xe của bé để bé có thể với tới những đồ vật quá đầu của mình.


Một số điểm cần kiểm tra

Đến cuối thời kỳ này, bé cần  biếu hiện những hành vi sau đây:

  • Tập trung thị lực: Bé nên theo dõi chong chóng nôi khi nó quay hoặc những khuôn mặt thân quen khi vào và rời khỏi phòng.

  • Phản ứng với chất liệu: Bé nên biểu hiện cảm xúc với các chất liệu khác nhau, như rút tay lại khi chạm phải chất liệu thô,  và vuốt nhẹ những chất liệu mềm.

  • Phản ứng với âm thanh: Đến cuối tháng thứ ba, bạn nên thấy bé quay đầu khi âm thanh lớn được tạo ra.

  • Phản ứng với các khúc dạo đầu âm nhạc: Bé nên mỉm cười, dù chỉ rất nhẹ.

  • Nâng đầu: Bé nên có thể nâng đầu mình lên, không có trợ giúp, ít nhất là một vài giây.

Điều gì đang xảy ra: Một đến hai tháng

Nhận thức

  • Thị lực của bé tiếp tục phát triển
  • Bé bắt đầu nhận ra một số đồ vật mà bé đã từng nhìn thấy trước đây
  • Bé phát triển khả  năng kết nối; nằm yên khi bắt đầu bú
  • Bé bắt đầu tìm kiếm môi trường quanh mình tích cực hơn (2-3 tháng)
  • Bé có thể phân biệt những màu sắc chính
  • Bé khám phá thế giới quanh mình bằng miệng và ngậm

Ngôn ngữ

  • Bé tạo ra tiếng nói thì thầm đặt vào trọng tâm tại nguyên âm ví dụ như “aaaah”
  • Bé nói chuyện, thì thầm và bi bô với người và đồ chơi

Cảm giác

  • Bé bắt đầu chú ý hơn vào những người chăm sóc chính cho bé
  • Bé kết nối ánh mắt
  • Lúc 2 tháng, bạn có thể thấy bé bắt đầu mỉm cười để giao tiếp một cách sơ khai
  • Bé co người lại lúc thấy ai đó, đó gần như là dấu hiệu của việc nhận biết
  • Bé bắt đầu nhận ra nét mặt từ người chăm sóc bé; bé đôi khi cáu kỉnh khi mẹ làm mặt giận
  • Bé đôi khi bộc lộ dấu hiệu của việc chán, nhưng có thể tự làm sao lãng với những đồ vật thú vị

Vận động

  • Bé bắt đầu có khả năng quản lý đầu của mình tốt hơn vì cơ cổ và vai mạnh hơn
  • Bé mang hai tay của mình lại với nhau; bé cũng thì thầm như phản ứng lại trò chơi với tay này
  • Bé sẽ thường xuyên đá nôi của bé mạnh hơn
  • Những phản xạ tự nhiên của bé bắt đầu biến mất

Hoạt động cho bé từ một đến hai tháng tuổi

Hoạt động giúp phát triển trí tuệ

  • Cây xà đặt ở nôi Đảm bảo an toàn cây xà hay những hoạt động ở cái nôi hoặc nơi bé chơi. Đảm bảo rằng nó được đặt ở vị trí chạm vào nó khi bé di chuyển. Lợi ích: Bé là những người quan sát và khám phá. Đột nhiên chạm vào đồ vật kích thích khả năng khám phá của bé.

  • Con rối tay: Chọn những con rối có đầy đủ chi tiết mặt người và những động vật quan thuộc. Sẽ tốt nhất nếu con rối đó được làm từ những chất liệu mềm. Lợi ích: Con rối cung cấp một phương cách cho bé nhìn và tương tác với mặt người và thú vật, điều mà bé đã có xu hướng thích làm.

  • Cầu vồng: Gắn một lăng kính ở cửa sổ để tạo những màu sắc trên sàn nhà. Nhớ đặt bé ở vị trí để bé có thể quan sát được màu sắc di chuyển. Lợi ích: Sự đối lập giữa các màu sắc và chuyển động của nó sẽ gây sự chú ý cho bé, và giúp bé thể dục đôi mắt của mình.

  • Thu lại âm thanh của thế giới xung quanh: Thu lại âm thanh quanh nhà, tiếng chuông cửa, tiếng nước, máy hút bụi và bật chúng lên với dung lượng nhỏ. Lợi ích: Cho bé tiếp xúc với các âm thanh ở mức độ nhỏ giúp bé dễ làm quen với thế giới xung quanh hơn.

  • Đồ vật gắn với xe đẩy: Tạo ra một góc vui chơi cho bé bằng cách bọc những đồ vật có lông  mềm và những cái chuông vào xe đẩy. Thường xuyên thay đổi chúng. Lợi ích: Tương tự như những kích thích ở nôi, những đồ vật này giúp bé tạo ra khái niệm về đồ vật, cũng như giúp bé thể dục đôi mắt.

  • Tấm trải ở nền: Đặt bé giữa tấm trải, nơi mà bé có thể vô tình hay cố ý tạo ra tiếng động, làm cho đồ vật di chuyển hoặc liếc nhìn mặt của mình trong gương. Lợi ích: Bé là những người quan sát và khám phá. Vô tình nhận được phản ứng bằng cách chạm vào các đồ vật kích thích khả năng khám phá của bé.

Hoạt động giúp phát triển cảm xúc/giác

  • Massage mặt: Massage trán của bé, di chuyển ngón tay của bạn từ từ quanh mắt của bé. Bây giờ di chuyển ngón tay sau vành tai và dưới cầm của bé. Di chuyển đến mũi, rồi môi, vẽ mặt cười với tay của ngón của bạn phía trên và dưới môi của bé. Lợi ích: Tiếp xúc giúp bé trấn an bé và massage nhẹ giúp bé cảm thấy dễ chịu.

  • Thời gian tắm cho bé: Tạo ra thời gian tắm thành giai đoạn kết nối bằng cách ru nhẹ bé trong nước ấm. Lợi ích: Đây là một trải nghiệm rất đặc biệt giữa bé và ba mẹ.

  • Mang bé ở phía sau lưng: Mang bé ở phía sau lưng với mặt hướng ra trước để khi bạn gặp người khác, bé cũng gặp họ. Lợi ích: Giúp bé làm quen với những tình huống mới trong cuộc sống.

  • Thể dục: Đặt lưng bé xuống trong lúc khi đang bật nhạc có nhịp điệu lên. Nhẹ nhàng nắm cổ tay và đu đưa theo nhịp điệu. Di chuyển từ cổ tay này qua cổ tay khác, đến đầu gối, … Vỗ tay cho bé và chạm hai bàn chân của bé lại với nhau. Lợi ích: Một hoạt động kết nối tuyệt với; đồng thời giúp phát triển khả năng nhạy cảm âm nhạc.

  • Quạt: Để trấn an bé, bạn có thể dùng một cái quạt giấy để quạt nhẹ cho bé đồng thời thì thậm bài hát hoặc ru cùng nhịp điệu. Lợi ích: Bé mới sinh ra cảm thấy thích được quạt và ngâm nga và chúng giúp bé ngủ.

  • Ôm bé trong vòng tay: Khi đọc cho bé nghe, tạo vòng tay cho bé nằm. Lợi ích: Cái ôm tạo ra sự kết nối đặc biệt, không chỉ giữa bạn và bé mà còn giữa bé và đọc.

  • Hơi thể dễ chịu: Khi bé cần xoa dịu, thử thổi vào ngón chân và bàn chân của bé. Một số ba mẹ nhận ra rằng hành động này có tác dụng thư giãn cơ thể bé. Lợi ích: Ba mẹ cần nhiều đồ vật để giúp trấn an bé. Đây là một cách thay thế.

  • Hát nhẹ khi xoa bóp: Bé đang mặc tã, đặt bé vào một tấm khăn. Dùng dầu tắm cho bé, massage theo nhịp điệu, bắt đầu từ ngực, vuốt nhẹ theo tiết tấu. Vừa xoa vừa hát nhẹ nhàng chạm mũi. Lặp lại và hôn bé ở cầm:

Lợi ích: Hoạt động giúp kết nối với bé đồng thời tăng khả năng cảm nhận âm nhạc của bé.

Hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ

  • Đọc báo: Bắt đầu đọc báo từ giây phút bạn bắt đầu đọc cho bé. Ghi lại sách đã đọc, tác giả và thời điểm đọc. Lợi ích: Mặc dù bạn không quan sát rõ phản ứng từ trẻ mới sinh, việc tích luỹ đọc sẽ có tác dụng lâu dài về từ vựng và khả năng ngôn ngữ của bé.

  • Hát: Cho dù bạn hát thế nào (hay hay không), bạn nên tự hát hơn là phụ thuộc vào radio, nhạc … Sự tương tác là vấn đề chính. Lợi ích: Những điểm dừng tự nhiên trong âm nhạc giúp bé bắt đầu phân biệt sự khởi đầu và kết thúc của từ ngữ.

  • Đọc, đọc, đọc: Bắt đầu với những câu chuyện có nhịp điệu, với những minh hoạ sáng và đơn giản. Tiến tới nhịp điệu và minh hoạ phức tạp hơn. Lợi ích: Mặc dù bạn không quan sát rõ phản ứng từ trẻ mới sinh, việc tích luỹ đọc sẽ có tác dụng lâu dài về từ vựng và khả năng ngôn ngữ của bé.

Hoạt động giúp phát triển khả năng vận động

  • Kích thích các vận động:  Đặt lưng bé xuống, giữ chân bé và massage mỗi bên. Phía phải, rồi trái, di chuyển nhanh và nhẹ từ phần đùi xuống chân. Thụt lét phần trong của đùi mỗi lần kết thúc nhịp điệu.

Lợi ích: Hoạt động kết nối tuyệt với, cung cấp kích thích thông qua việc va chạm.

(Từ Brilliant Beginnings: Nurturing the Genius in Your Child. Baby Brain Basic Guidebook Birth to 12 Months, dịch và tóm tắt: Trần Dũng).

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý