Chứng Tự Kỷ – nhận thức và truyền thông
27/04/2015
Bạo hành trong nhà trường bắt nguồn từ thầy cô
27/04/2015
Chứng Tự Kỷ – nhận thức và truyền thông
27/04/2015
Bạo hành trong nhà trường bắt nguồn từ thầy cô
27/04/2015

Con tôi đang là học sinh lớp 8 tại một trường THCS ở TP.HCM. Chúng tôi đặt ra nguyên tắc cho chính mình là luôn hỏi han và nghe tâm sự của cháu về tình hình ở trường. Từ những câu chuyện, những đánh giá, bình luận của cháu thông qua các cuộc chuyện trò hằng ngày như vậy,

tôi nhận thấy có nhiều vấn đề phức tạp trong học tập, sinh hoạt của học trò, đặc biệt là vấn đề bạo lực. Tùy vào mỗi tình huống, chúng tôi đều chia sẻ với con cách giải quyết hợp lý trên cơ sở khuyến khích con theo tinh thần “không được nói dối, không được che dấu sự thật”.

Kinh nghiệm tránh bạo lực của con tôi

Con tôi cũng đã từng bị giáo viên bắt viết kiểm điểm vì “thấy bạn bị đánh mà không can thiệp, không báo với giám thị”. Tìm hiểu them về sự việc mới biết, trong giờ ra chơi, có một học sinh bị một nhóm học sinh khác học lớp trên đánh hội đồng và cách thức đánh để giám thị không phát hiện ra – đó là sử dụng nhiều học sinh đứng thành vòng tròn để che mắt thầy cô. Và như vậy, “nạn nhân” bị bao vây đánh trong cái vòng tròn người ấy rất khó có cơ hội chạy thoát hoặc đi báo với thầy cô. Giải thích cho lỗi bị viết kiểm điểm nêu trên, con tôi cho biết: “Con thấy đông người nên con định lại xem có chuyện gì không, khi vừa đến nơi thì thầy giám thị thấy con và một số bạn ở đó nên bắt chúng con bắt kiểm điểm chứ con đâu có biết ở đó có đánh nhau”.

Kinh nghiệm để tránh bị đánh hội đồng của con tôi nghe có vẻ buồn cười nhưng nó cũng phát huy hiệu quả. Đó là, chơi theo nhóm bạn “học tốt, giỏi võ” (mặc dù con tôi cũng học karatedo – từng đoạt huy chương bạc cấp thành phố lứa tuổi thiếu niên) để mình không bị bắt nạt; “hiền và ngố một chút” – tức không đánh ai, không gây sự với các bạn để cánh “đại bàng” tưởng mình là “ngố” nên không them chấp; nhún nhường, chủ động tránh các thành phần có “máu mặt” ở trong trường để được an toàn và làm quen, “chơi” nhưng có giới hạn với nhóm “đại ca” ở trường, …


 


“Đâu lại vào đấy”

Con tôi kể nhiều trường hợp bị đánh mà không dám méc thầy cô, cha mẹ vì “chúng nó sẽ đánh tiếp”, thậm chí những học sinh này còn cấu kết, lôi kéo một số thành phần bất hảo mới lớn từ bên ngoài chờ sẵn cổng trường để “xử” tiếp. Khi tôi đặt câu hỏi: không lẽ nhà trường bó tay trước học sinh côn đồ hay sao?, thì con tôi đưa ra một số dẫn chứng về “đại ca” đã bị nhà trường xử lý nhưng “đâu lại vào đấy”!

Hình thức xử lý mà nhà trường được quyền áp dụng hiện nay chủ yếu là hạ hạnh kiểm, đình chỉ học tập một thời gian hoặc đuổi học những học sinh vi phạm. “Việc đình chỉ học tập đối với một học sinh cụ thể nào đó và đình chỉ bao lâu còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm của học sinh đó nhưng ít có trường hợp nào bị đuổi học vì nếu đuổi học các cháu, thì có khi nhà trường đã vô tình làm cho học sinh vi phạm đó hư them mà thôi”, một cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ với tôi như vậy. Quả thật, ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, hành động thì bốc đồng, muốn thể hiện, thì việc tách các em ra khỏi môi trường giáo dục là không ổn, vì như vậy xã hội sẽ thêm gánh nặng trong khi các em được quyền học tập để phát triển.

“Điểm tựa” mà các học sinh cá biệt “tựa” vào đó là “tinh thần nhân văn”, là “dư luận”, … vì nếu lỡ giáo viên nào đó “nóng” lên, bạt tai hay đánh học sinh mấy cái thì dư luận sẽ lên án, nhà trường sẽ kỷ luật, … Thậm chí có phụ huynh khi biết sự việc con mình bị giáo viên đánh còn tìm đến trường, lăng mạ giáo viên trước mặt học sinh nên hình ảnh giáo viên không còn đậm nét trong tâm trí của một số học sinh. Có lẽ vì nắm được “thế kiềng ba chân” – tinh thần nhân văn của xã hội, dư luận và tình thương yêu, chiều chuộng thái quá của phụ huynh đó nên nhiều học sinh đã từng vi phạm lại có những vi phạm tiếp theo, vì bản than các cháu biết rằng “mình sẽ không bị đuổi học” hoặc xử lý ở mức độ nặng hơn.


Nguyễn Quế Diệu

Nguồn: Báo Tiếp thị Gia đình, số 12 (55),  ngày 19 – 25.03.2015

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý