Hướng nghiệp theo sở thích
07/02/2012
Xây dựng tư duy logic
14/02/2012
Hướng nghiệp theo sở thích
07/02/2012
Xây dựng tư duy logic
14/02/2012

(TNO) Sản phụ được hóa trị trong quá trình mang thai không gây bất kỳ nguy cơ tổn thương nào đến em bé trong bụng. Đây là tin vui cho các bà mẹ vừa được công bố trên chuyên san y khoa The Lancet Oncology hôm 10.2.

AFP dẫn thông tin trên cho biết, các chuyên gia ung thư châu Âu đã tiến hành công trình nghiên cứu đối với 68 thai phụ và 70 em bé được sinh ra trong 236 quá trình điều trị ung thư.

Đây là những phụ nữ đã mang thai được 18 tuần khi có chẩn đoán phát hiện ung thư và các em bé sinh ra ở tuần 36 của thai kỳ (thai nhi đã trưởng thành).

Các nhà nghiên cứu theo dõi và đánh giá sự phát triển của những đứa trẻ này ở những thời điểm mới sinh, lúc 18 tháng tuổi và sau đó là ở giai đoạn 5, 8, 9, 11, 14 và 18 tuổi với nhiều cuộc kiểm tra về sức khỏe tổng quát, tổn hại lên hệ thần kinh, các vấn đề tim mạch và thính giác cũng như khả năng nhận thức.

Kết quả là không có bằng chứng nào cho thấy trẻ bị ảnh hưởng bởi việc điều trị ung thư bằng hóa trị của người mẹ trong thời gian mang thai.

Nghiên cứu trên cho rằng, bác sĩ không cần phải quá lo sợ trong việc kê các loại thuốc điều trị ung thư cho phụ nữ mang thai, cũng như không cần thiết đến mức phải cho sinh sớm vì nghĩ rằng như thế sẽ bảo vệ em bé.

Tuy nhiên, một cách cẩn trọng, nghiên cứu khuyến cáo, để đảm bảo tủy xương được hồi phục và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé, các sản phụ và bác sĩ nên có kế hoạch sao cho việc sinh nở diễn ra ít nhất 3 tuần sau đợt hóa trị gần nhất và đợt hóa trị tiếp theo không nên thực hiện trước 35 tuần kể từ khi sinh.

Nguyên Mi

 


Hải sản giúp sữa mẹ giàu DHA

 


 

(TNO) Khoảng 68% các bà mẹ được hỏi không biết về DHA và bổ sung DHA đúng cách cho con. Đây là chất rất quan trọng cho sự phát triển não và võng mạc của trẻ.

 

Thông tin trên được công bố tại buổi tọa đàm “Thực hư thành phần DHA trong các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ” tại TP.HCM vào ngày 08/2/2012.

 

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: DHA, tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid, là một acid béo thuộc nhóm omega-3.Đây là thành phần quan trọng của tế bào hệ thần kinh trung ương, giúp cho sự phát triển não và võng mạc của trẻ, đặc biệt là 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được DHA mà phải đưa vào nguồn thực phẩm.
 
“Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ được cung cấp đầy đủ DHA”, bà Lâm khẳng định. Đặc biệt, thai phụ cần ăn đa dạng thực phẩm, nhất là hải sản (cá, tôm, cua,…), trứng, các loại hạt có dầu (lạc, vừng, đậu tương…) ngay từ lúc mang thai 3 tháng cuối và sau khi sinh để đảm bảo chất lượng sữa tốt. Các thực phẩm này chứa nhiều DHA để cung cấp cho trẻ qua nguồn sữa mẹ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), nhu cầu về DHA của trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi) là 17mg/100kcal và trẻ từ 1 – 6 tuổi là 75mg/ngày.

 

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phụ huynh không hiểu biết cặn kẽ về DHA, phải cung cấp cho trẻ bao nhiêu là đủ và trong giai đoạn nào là hợp lý. Đáng lo ngại là có rất nhiều thực phẩm trên thị trường quảng cáo rầm rộ về hàm lượng DHA. Bà Lâm khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý chọn mua các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung DHA cho trẻ nhỏ vì nhiều sản phẩm không ghi rõ các thành phần khác cùng có trong sản phẩm (như vitamin A). Nếu cùng lúc sử dụng nhiều sản phẩm thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. Phụ huynh nên có sự tư vấn bác sĩ trước khi chọn mua sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

 

Nguyên Mi


Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý