Một số kỷ thuật giáo dục trẻ Tự Kỷ
13/06/2012
Làm gương cho con
17/06/2012
Một số kỷ thuật giáo dục trẻ Tự Kỷ
13/06/2012
Làm gương cho con
17/06/2012

Hạnh phúc là điều mà bất kỳ ai, từ trẻ đến già đều mong muốn nhưng biết cách tìm và đạt được hạnh phúc lại là điều mà không phải ai cũng có. Là cha mẹ, chúng ta rất mong muốn con cái chúng ta có hạnh phúc, và để có được điều đó thì cần phải giúp trẻ biết được các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

 

DẠY CON BIẾT LẠC QUAN VÀ HY VỌNG:

Một người đang khát nước, khi nhìn thấy ly nước bèn thốt lên: “May quá, còn đến một nửa ly”. Cũng với ly nước ấy, một người khác lại thốt lên: “Tệ thật, chỉ còn có một nửa ly thôi!” Đây là một ví dụ điển hình về tính lạc quan và bi quan trong   cuộc sống. Cùng   với một sự kiện, người lạc quan có cái nhìn khác với người bi quan, họ luôn nhìn nhận sự việc bằng sự tốt đẹp. Và chính cách nhìn nhận ấy tạo nên tính cách của họ.

Gieo một hành vi tạo một thói quen — gieo một thói quen tạo một tính cách — Gieo một tính cách tạo một số phận.” Có rất nhiều người luôn than thở về số phận hẩm hiu của mình, họ cho rằng, tạo hóa ghét bỏ họ, họ đã sinh ra vào ngày giờ xấu, dưới một ngôi sao xấu, đó là định mệnh không thể thay đổi ₫ược.

Ngược lại, nếu chúng ta biết nhìn ra những yếu tố tích cực và biết mỉm cười trước những khó khăn, thì có thể sẽ tìm ra những giải pháp hay nhận được những sự hợp tác, giúp ₫ỡ chân thành.

Trong cuộc sống gia đình, khi chúng   ta gặp phải khó khăn nếu như không giữ được sự bình tĩnh và có thái độ lạc quan để chấp nhận thì có lẽ chắc khó mà có thể tập cho con sự lạc quan. Chính cách ứng xử của bố mẹ trước những tình huống khó khăn là bài học tốt nhất để dạy con về sự lạc quan trong cuộc sống.

Bạn hãy thử hình dung, khi con mình vô tình trượt ngã hay làm vỡ một món   ₫ồ nào   đó, thay vì la mắng và làm tổn thương trẻ, chúng ta nên làm cho tình hình bớt căng thẳng bằng sự khôi hài, nó không những làm cho bầu khí trở nên vui vẻ mà trẻ cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn để sau này không còn mắc phải những sai lầm ₫ó nữa.

Nếu lạc quan giúp chúng ta có những niềm vui trong cuộc sống thì sự hy vọng khiến chúng ta có niềm tin vào cuộc sống, vào con người, và chính sự hy vọng cũng làm cho chúng ta lạc quan hơn, có sự cố gắng hơn, nỗ lực hơn.


 

DẠY CON BIẾT TÔN TRỌNG VÀ YÊU MẾN

Hẳn là bạn rất bực mình khi đi lại trên   những con đường   dày dặc xe cộ, thường xuyên ách tắc và chắc hẳn bạn cũng từng chen lấn hay là nạn nhân của sự chen lấn? Theo bạn, điều đó là do đâu? Đó là vì nhiều người không biết tôn trọng: họ không tôn trọng những quy ₫ịnh của luật pháp, không tôn trọng người khác, và không tôn trọng cả chính mình!

Đúng là trong xã hội hiện nay, còn nhiều điều phi lý lẫn mâu thuẫn trong những quy chuẩn về đạo đức lẫn pháp luật. Nhưng nếu chúng ta muốn cho con cái có khả năng nhận thức giá trị của hạnh phúc,   thì   điều   tiên   quyết là phải giúp chúng nhận ra giá trị của bản thân, biết tôn trọng phẩm giá của chính mình, từ đó mới có được sự tôn trọng người khác.

 

Chúng ta hãy xây dựng tinh thần tôn trọng nhau trong gia đình bằng các việc cụ thể:

Không tự tiện lục lọi đồ dùng cá nhân trong khu vực riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình, dù mình được xem là chủ gia đình.

Tạo cơ hội để mọi thành viên, cả bố mẹ và con cái có thể tham gia góp ý hay đưa ra   sáng kiến trong việc sửa chữa nhà cửa, xếp đặt phòng ốc, đồ dùng hay có thể đề nghị các món ăn, giới thiệu các điểm vui chơi mà cả nhà sẽ cùng tham dự.

Trong hoạt động chung, nếu như một thành viên nào không muốn tham dự, chúng ta cũng nên chấp nhận với sự vui vẻ, vừa tránh được sự căng thẳng ảnh hưởng đến hoạt động sắp diễn ra, vừa giúp cho người đó thấy ₫ược sự tôn trọng của gia ₫ình đối với mình, qua đó sẽ nhìn lại cách hành xử của mình, từ đó sẽ dần dần thay đổi.

Nếu   con cái không   được tôn   trọng, mà chỉ được cưng chiều, không được yêu thương mà chỉ được mua chuộng, không được   lắng   nghe   mà   chỉ   được   thỏa thuận, thì sẽ dần dần đánh mất mình và dễ dàng sa vào các tệ nạn xã hội.

Vì thế,   khi giúp con hiểu được giá trị của sự tôn trọng và yêu thương, chúng ta không chỉ giúp con đến gần với cánh   cửa hạnh phúc,   mà còn là một sức mạnh giúp chúng   vượt qua những cám dỗ của cuộc ₫ời.

 

DẠY CON BIẾT CHIA SẺ NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN

Những người có học hay những người tự cho mình là người có trình ₫ộ văn hóa cao thường cố che giấu cảm xúc của mình, ngay cả với những người thân. Một ₫iều tra của những nhà khoa học tại Mỹ ₫ã cho biết, tỷ lệ trẻ bị hội chứng Tự kỷ là khá cao trong những gia đình mà bố mẹ là những trí thức. Một giả thuyết cho là, phải chăng vì những bà mẹ đã cố gắng kìm nén cảm xúc của mình một cách thường xuyên. Chính sự kìm nén cảm xúc, nhất là những lo âu, căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi trong thời gian mang thai khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh còn rất mong manh, tạo ra những tổn thương ở một số khu vực liên quan đến ngôn ngữ và giao tiếp. Khiến cho trẻ khi ₫ược sinh ra có những khó khăn trong lĩnh vực này.

Đối với con cái, khi chúng ta không khích lệ trẻ bầy tỏ niềm vui hay nỗi buồn, nói chung là những cảm xúc, sẽ khiến trẻ không tạo được cơ hội giao tiếp với những người trong gia ₫ình, cũng như biết cách kiểm soát các cảm xúc đó, trẻ có thể không muốn giao tiếp và gặp phải những khó khăn về tâm lý.

Những buổi trò chuyện vui vẻ, đầm ấm trong các bữa cơm gia đình là cơ hội rất tốt khích lệ trẻ kể ra những điều đã xảy ra cũng như những suy nghĩ của mình. Các bậc cha mẹ cũng nên kể cho các con nghe những gì mà mình đã trải qua trong ngày, tất nhiên có nội dung phù hợp với lứa tuổi của con. Việc chia sẻ các câu chuyện vui buồn giữa cha mẹ và con cái là chiếc cầu nối tạo sự cảm thông, hiểu biết về nhau nhiều hơn.

Những bữa tiệc sinh nhật, những buổi dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng, thậm chí cả việc mua sắm ở siêu thị, nhà sách vào các dịp cuối tuần cũng là cơ hội rất tốt ₫ể chúng ta có thể trò chuyện với trẻ. Điều ₫ó không chỉ giúp cho trẻ có cơ hội bày tỏ mà còn giúp chúng   ta tìm hiểu tâm tính của con em,  để vận dụng cách giáo dục phù hợp.

Để giúp con dễ dàng hơn trong việc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình, chúng   ta nên tập cho   trẻ thói quen đọc sách qua những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của con. Điều này không chỉ giúp trẻ thêm hiểu biết mà còn giúp chúng biết phát triển cảm xúc bản thân. Việc chúng ta xem sách cũng là tấm gương ₫ể trẻ noi theo, ta không thể buộc trẻ xem sách trong   khi mình lại ung dung thưởng thức một chương trình ca nhạc trên tivi.

Việc bầy tỏ cảm xúc, không chỉ là những tiếng cười, sự vui vẻ mà đôi khi tiếng khóc và sự giận dữ hợp lý cũng là một cách bầy tỏ cảm xúc một cách tích cực, miễn là con chúng   ta biết điều hòa không   để những cảm   giác đau   khổ   và giận   dữ xâm chiếm     khiến chúng không còn tự chủ được nữa.

Trên đây chỉ là vài nguyên tắc cơ bản trong những nguyên tắc cần thiết đề giúp trẻ nhận ra, chính gia đình mình và chính những người thân của mình là một niềm hạnh phúc lớn lao mà trẻ có được. Đó sẽ là điểm tựa vững chắc cho trẻ mạnh dạn bước vào đời.

 Lê Khanh

 

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý