Giá trị và lợi ích của đồ chơi
31/08/2013
Hội Thảo Chăm sóc giáo dục trẻ
17/09/2013
Giá trị và lợi ích của đồ chơi
31/08/2013
Hội Thảo Chăm sóc giáo dục trẻ
17/09/2013

Tình trạng khó khăn về giao tiếp hay tính nhút nhát thái quá có thể hạn chế rất nhiều tính tự trọng và sự tự tin của trẻ. Dưới đây là một số gợi ý nhằm giúp cho các cha mẹ nâng giá trị cho trẻ và tạo cho trẻ cảm nhận tốt về bản thân.

 

Nhiều trẻ có dạng tự kỷ Asperger ( tự kỷ nhẹ ) có những triệu chứng như lo âu, trầm cảm và lòng tự trọng thấp. Những rắc rối này thường bắt nguồn từ việc thiếu khả năng kiểm soát hành vi. trẻ cảm thấy thực tế thường vượt quá những gì chúng đã trải nghiệm. Tiến sĩ Steven Kurtz cho rằng, những đứa trẻ này cảm thấy chúng phải có nhiều nỗ lực vào một số hoạt động hơn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng chúng không nhận được những kết quả một cách xứng đáng và điều đó khiến cho trẻ không được trải nghiệm sự thành công, vì thế trẻ không thể xây dựng lòng tự trọng.


Theo tiến sĩ Kurt, để nâng cao tính tự trọng cho trẻ nhút nhát, chúng ta cần tuân thủ một nguyên tắc đơn giản, đó là xây dựng và củng cố các kỹ năng bằng những biện pháp thích hợp để đặt nền tảng cho những thành công về mặt giao tiếp xã hội và học tập cho trẻ, Dưới đây là một số gợi ý giúp cho việc xây dựng những kỹ năng và sự tự trọng cho trẻ.


Tập trung vào những điểm mạnh:

Bước đầu tiên để xây dựng sự tự tin cho trẻ là tập trung vào những điểm mạnh của chúng. Tiến sĩ Kurtz khuyên rằng, nếu một đứa trẻ kém thích nghi trong trường học, cha mẹ thử tìm một vài hoạt động khác bên ngoài trường học mà đứa trẻ cảm thấy có thể đạt được những kết quả tốt ở đó. Sau khi đứa trẻ đạt được sự tự tin hơn, cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở rằng nó hoàn toàn có thể đạt được kết quả học tập tốt ở trường. Đồng thời cha mẹ cũng cần kết hợp với giáo viên của trẻ để liên tục khích lệ các điểm mạnh trong quá trình học tập của trẻ .


Giúp đỡ ở trường học.

Để việc hỗ trợ được thành công trong học tập, tiến sĩ Kurtz cho rằng cha mẹ phải hiểu về một số biện pháp hay chương trình giáo dục mà GV đang áp dụng và có thể yêu cầu những sự hỗ trợ cần thiết cho con họ. Cha mẹ và giáo viên nếu có thể được, nên phối hợp với nhau để xây dựng kế hoạch tại trường cho trẻ, trong đó chắc chắn bao gồm việc sử dụng các đồ dùng học tập và những biện pháp hướng dẫn phù hợp với trình độ và nhu cầu của trẻ. Điều đó có nghĩa rằng trẻ nên có những công cụ trợ giúp về học tập mang tính chuyên biệt hơn và nên có trong lớp học để giúp trẻ ghi nhớ.


Đưa các chỉ dẫn tích cực.

Trẻ nhút nhát đã phải nghe rất nhiều từ có tính tiêu cực về chúng bởi nhiều người không biết làm thế nào để thay đổi những sự lo lắng hay thu mình lại của chúng. Cha mẹ thường lạm dụng các từ tiêu cực như “không”, “không được làm”, “dừng lại”, “đi ra”… Trong những trường hợp này, theo TS. Kurtz, điểm mẫu chốt cần lưu ý là cha mẹ nên yêu cầu con mình những gì cha mẹ muốn con mình làm chứ không phải những gì mà cha mẹ muốn con mình không làm. ( Hảy dùng cách nói : Con nên làm như thế này, chứ không dùng cách nói : Con không được làm cái này ) Trẻ cần biết rõ ràng những hành vi nào thích hợp hoặc được cha mẹ trông đợi để nó tiếp tục hành động. Cha mẹ và giáo viên phải nhận ra và cho trẻ thấy những hành vi nào không thích hợp và hướng dẫn cho chúng những hành vi thay thế.


 

Đẩy mạnh thành công.

 

Đây là một việc phức tạp, các bước hướng dẫn một cách rõ ràng và cụ thể cần được dạy cho trẻ, thậm chí cả những hướng dẫn mà với người khác dường như là rất đơn giản. TS. Kurtz đưa ra cách hướng dẫn với một người cha dựa trên việc chỉ ra những hành vi của đứa trẻ. Ví dụ, người cha nói với con của mình: “Đã đến lúc cất đồ chơi” và mong đứa trẻ làm theo. Nhưng theo TS. Kurtz, một cách nói tốt hơn sẽ là: “Con hãy cất các đồ xếp hình vào tủ đi!”. Yêu cầu được thu hẹp sẽ dễ dàng hơn với trẻ trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Với trẻ nhút nhát rất khó khăn trong việc hướng đến các mục tiêu dài hạn. Việc đưa ra những lời chỉ dẫn bằng những câu ngắn gọn phù hợp sẽ giúp cho con bạn xây dựng được các kỹ năng có lợi cho chúng trong thời gian dài.


Sử dụng phần thưởng.

Nhìn chung, đây không phải ý tưởng hay cho những cha mẹ khi họ muốn con họ có hành vi tốt, nhưng TS. Kurtz tin rằng đôi khi nó có thể trở thành công cụ thực sự hữu ích cho các cha mẹ và giáo viên của trẻ. “Thẳng thắn mà nói, tôi khuyên các cha mẹ và giáo viên để họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng các phần thưởng, những phần thưởng có thể rất hữu ích trong việc đạt được hành vi tích cực. Ngay sau khi đứa trẻ nhận ra hành vi tích cực, nó sẽ không cần thêm bất cứ phần thưởng nào nữa”.


CV.TL LÊ KHANH

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý