Khóa huấn luyện phụ huynh trẻ đặc biệt
04/02/2014
Phương pháp tổ chức trò chơi
06/02/2014
Khóa huấn luyện phụ huynh trẻ đặc biệt
04/02/2014
Phương pháp tổ chức trò chơi
06/02/2014

Tiền tiêu vặt hay tiền túi  là một trong những cách đầu tiên để trẻ học được về cơ bản cách quản lý tiền – Một kỹ năng rất cần cho cuộc sống sau này và nó tạo cho trẻ tính tự lập.

Ngay cả khi bố mẹ không cho trẻ tiền tiêu vặt do hoàn cảnh thì đó cũng là bài học cho con nếu bố mẹ biết cách hướng dẫn. Nhưng dẫu sao thì việc tập cho trẻ biết quản lý tiền qua việc cho trẻ tiền tiêu vặt  cũng là một kỹ năng sống cần thiết mà các bậc cha mẹ cần tạo cho con mình.


Nguyên tắc chung :

Trẻ học được cách ứng xử với tiền từ chính gia đình mình. Cho trẻ tiền tiêu vặt là tạo cơ hội cho trẻ biết tiêu tiền một cách có suy nghĩ và tiết kiệm (thậm chí ngay cả khi trẻ để tiền không đúng chỗ, đánh mất tiền..).

Việc cho trẻ tiền tiêu vặt khi trẻ lên 4 hoặc 5 tuổi giúp trẻ bắt đầu học về cách quản lý tiền, thông qua việc lựa chọn, tiết kiệm và chờ đợi những thứ mà chúng muốn có.

Chúng ta cũng nên để cho trẻ gặp phải số sai lầm như là một phần trong quá trình học (như tiêu hết tiền tiết kiệm mà chúng kiếm được để mua một món đồ chơi kém chất lượng, mà đáng ra chúng định mua vật dụng hữu ích). Bố mẹ có thể đưa ra những giới hạn về những thứ mà trẻ sẽ có thể dùng tiền của chúng để mua, ví dụ ta không khuyến khích trẻ mua kẹo cao su thổi bong bong hay kẹo mút, nếu việc đó gây ảnh hưởng xấu đến việc dinh dưỡng của trẻ hoặc bị sâu răng.



Học về cách dùng tiền :

Đứa con thường học được rất nhiều từ việc quan sát cách bố mẹ sử dụng tiền. Tiêu tiền, tiết kiệm tiền, cho và nhận tiền : tất cả nhữngg việc đó là cơ hội để dạy con những kỹ năng cơ bản về việc sử dụng tiền.

Chúng ta cũng nên biết rằng quảng cáo ảnh hưởng rất mạnh đến trẻ. Con bạn có thể sẽ hiểu rõ việc quản lý tiền sớm hơn nếu bạn giải thích cho con rằng quảng cáo sẽ làm cho ta có sự ham muốn những thứ mà ta không thực sự cần hoặc không thể mua được. Điều này sẽ làm cho ta mất dần sự tự tin vào bản thân.

Chúng ta có thể dạy cho trẻ biết ý nghĩa của các khái niệm:

Giá trị của đồng tiền : Giá cả tương ứng của các đồ vật thông qua việc đi mua sắm

Tiêu tiền: Biết chấp nhận rằng một khi đã tiêu thì tiền sẽ không còn.

Kiếm tiền: Hiểu rằng kiếm tiền rất vất vả, nhưng đó là cách tốt nhất để có tiền.

Tiết kiệm tiền: Để dùng cho những mục đích hiện tại và lâu dài.

Vay tiền: phải hiểu được việc nhất thiết phải trả lại số tiền mình đã vay.

Mặc dù nghiên cứu đã cho thấy rất nhiều các cha me đã cho trẻ biết về tiền tiêu vặt khi trẻ được 6-7 tuổi, nhưng cũng có những trẻ trên 10 mà vẫn chưa được phép có tiền túi, bởi vì việc tiêu tiền không phụ thuộc vào độ tuổi mà là do khả năng nhận biết và quản lý tiền của trẻ, điều này lại do bố mẹ có quan tâm hay không.

Đứa trẻ có thể sẽ sẵn sàng có tiền túi một khi :

– Trẻ hiểu được cần phải có tiền để mua đồ ở các cửa hàng.

– Trẻ hiểu được nếu chúng tiêu hết tiền hôm nay thì chúng sẽ không còn tiền nữa cho đến khi được bố mẹ cho tiếp.

Trẻ cần tiền để ăn quà hoặc mua học cụ. Trong trường hợp này tiền tiêu vặt sẽ giúp trẻ có kế hoạch chi tiêu hàng ngày để cả tuần vẫn có đủ tiền.


Một số vấn đề trong việc cho con tiền :

Nên cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt?

Việc này phụ thuộc vào hoàn cảnh và suy nghĩ của bố mẹ về số tiền hợp lý. Khi trẻ hiểu được trẻ có được bao nhiêu tiền (trong vòng bao lâu) thì chúng sẽ bắt đầu học cách sử dụng tiền hiệu quả.

Cho con bao nhiêu tiền còn dựa trên :

– Ngân sách gia đình cho phép bao nhiêu.

– Bố mẹ muốn con dùng tiền vào những việc gì .

– Số tiền tiêu vặt mà bạn của con có, nhưng chỉ để ước lượng chứ không phải là ganh đua

Tiền tiêu vặt dùng để chi trả những khoản gì?

Nên được chi tiêu cho những việc sau :

– Mua một vài loại học cụ .

– Ăn quà ở trường.

– Dành ra một khoản nhất định để tiết kiệm.

– Thỉnh thoảng mời bạn bè.

– Làm từ thiện.

 

Chúng ta có thể cho thêm tiền túi cho trẻ khi nào ?

Nếu bố mẹ thấy con (8 tuổi chẳng hạn) muốn tiết kiệm để mua 1 thứ đồ dặc biệt, và con đã tiết kiệm một cách rất có ý thức, thì bố mẹ có thể quyết định cho con thêm.

Để con chi tiêu theo cách chúng muốn là một phương pháp quan trọng giúp trẻ hiểu được những khái niệm đằng sau đồng tiền, và giúp cho việc phát triển tinh thần trách nhiệm và tính độc lập của trẻ.


Một số điều cần lưu ý :

– Giải thích cho trẻ hiểu tiền tiêu vặt dùng để làm gì và không dùng làm gì.

– Cho con số tiền mà bố mẹ có thể cho, không phụ thuộc vào số tiền mà các bố mẹ khác (hoặc đứa con) tư vấn.

– Cho con tiền tính theo ngày.

– Cho con 1 số hộp để con chia tiền của chúng vào đó. Ví dụ : 1 hộp dành tiền để trẻ mua những thứ nhỏ mà chúng cần ngay, 1 hộp dành mua những thứ khác lớn hơn.

– Khuyến khích việc bỏ tiền tiết kiệm trong heo đất. Nhưng nếu có một hộp thủy tinh để đựng tiền thì có thể khiến cho việc nhìn thấy số tiền tiết kiệm lớn dần sẽ giúp trẻ hào hứng dành dụm tiền.

– Không nên ứng trước tiền cho trẻ.

– Nếu trẻ dùng tiền để giải trí, hãy nói chuyện với con về việc giải trí như thế nào.

– Không nên cho trẻ thêm tiền ngoài số tiền tiêu vặt đã định trước, vì như vậy sẽ dạy cho trẻ tiêu xài quá số tiền mà chúng có.


Tiền tiêu vặt và các việc vặt trong nhà :

Không nên hứa cho trẻ tiền khi sai trẻ làm giúp việc nhà. Làm như vậy trẻ sẽ mặc cả khi làm việc nhà và cho trẻ nghĩ rằng làm việc nhà không phải là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình mà là một quyền lợi ( có thể muốn hay không muốn )

Tuy vậy nếu đứa trẻ làm các việc rất tốt trong những hoàn cảnh như vậy thì cư để như vậy. Bố mẹ cũng có thể thưởng cho con khi con giúp việc nhà nếu con đang tiết kiệm tiền để mua thứ gì đó đặc biệt. Nếu bạn quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà, thì hãy giải thích rõ ràng đó là sự khích lệ chứ không phải là một sự trao đổi, hay trả công để con trẻ không phân vân về việc gì cần phải làm và làm khi nào.

Như vậy, chính cách sử dụng tiền với đứa con một cách hợp lý sẽ là tấm gương để qua đó trẻ biết cách quản lý tiền một cách hiệu quả sau này.


Lê Khanh

( Biên soạn theo Raising Children NetWork )

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý