Những đứa trẻ bị chối từ
08/12/2011
Hoạt động vui chơi ở trẻ em (1)
08/12/2011
Những đứa trẻ bị chối từ
08/12/2011
Hoạt động vui chơi ở trẻ em (1)
08/12/2011

Ngày nay, nhờ các nghiên cứu tinh vi và kỹ thuật mới giúp các nhà chuyên môn hiểu rõ hơn về mức độ học tập, ghi nhớ và phát triển cảm xúc trí tuệ của trẻ. Điều ấy giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.

Những nghiên cứu này cũng khiến cho bác sĩ nhi và nhà tâm lý phải thay đổi lại quan niệm lâu nay của mình về khả năng trí tuệ và cảm xúc ở trẻ nhỏ.

Hoạt động của não bộ

Nhằm đánh giá khả năng ghi nhận và sắp xếp loại khuôn mặt của trẻ nhỏ, nhà thần kinh học Charles Nelson và các cộng sự ở ĐH. Minnesota sử dụng một loại mũ chụp gồm một hệ thống 64 đầu dò xốp (Geodesic Sensor Net) kết nối với máy tính để theo dõi hoạt động của bộ não trong lúc trẻ nhìn thấy trên màn ảnh những gương mặt của một phụ nữ biểu lộ các cảm xúc khác nhau. Tiến sĩ Stanley Greenspan hy vọng sẽ khám phá ra được quá trình phát triển những mối quan hệ cảm xúc ở trẻ qua việc theo dõi những hoạt động tương tác mẹ – con.

Những nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang California cho biết, muốn nâng cao sự tự tin của trẻ, chúng ta nên giúp trẻ có sự tự lay động những loại đồ chơi treo trước mặt trẻ

Tò mò

Các nhà tâm lý học cho rằng trẻ con đã biết học cách biểu đạt cảm xúc của mình khi muốn điều gì đó qua ngôn ngữ cử chỉ trước khi chúng biết nói. Khi nghiên cứu quá trình phát triển bộ não của trẻ người ta nhận thấy não bộ trẻ nhỏ trở nên hoàn thiện hơn thông qua những hoạt động ban đầu, trước hết là ở những vùng chuyên biệt nhất.

Hình thành các vùng liên kết: Đa số trẻ nhỏ được sinh ra với đầy đủ các tế bào não cần thiết cho quá trình phát triển. Tuy nhiên những tế bào não này không thể liên lạc được với nhau cho đến khi chúng hình thành nên những vùng kết nối được gọi là các khớp thần kinh.

Năng lực suy diễn: Trong suốt thời kỳ sơ sinh, một lớp bọc ngoài được gọi là vỏ bọc sẽ bảo vệ những dây thần kinh. Việc cô lập này nhằm tăng cường khả năng nhìn nhận, cho phép thần kinh xử lý thông tin nhanh hơn và ngay cả những khả năng vận động. Quá trình này sẽ chấm dứt cho đến tuổi trung niên.

Khi được 3 tháng tuổi thì thính giác và thị giác là những vùng xử lý thông tin cảm giác sẽ phát triển hoàn thiện trước nhất. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt những âm thanh cơ bản nhất của các loại ngôn ngữ, nhưng khả năng này dần mất đi khi trẻ đầy 1 tuổi, thời kỳ mà chúng bắt đầu làm quen với tiếng mẹ đẻ.

Các cột mốc phát triển của trẻ

Stanley Greenspan, giáo sư tâm lý lâm sàng và nhi khoa ở Đại học y khoa George Washington, là một trong những chuyên gia hàng đầu trong việc triển khai các phương tiện chẩn đoán – bao gồm danh mục các “cột mốc” tăng trưởng tâm lý ở tuổi từ 3 tháng đến 18 tháng – nhằm giúp các thầy thuốc nhận diện những đứa bé có nguy cơ bị tự kỷ, gặp khó khăn về ngôn ngữ, về học tập và cả một loạt những vấn đề khác

Ông nhận thấy nhiều loại cảm xúc như sự sợ hãi và vui vẻ đã có được từ khi lọt lòng mẹ. Tuy nhiên, từng thời kỳ chúng thay đổi khác nhau. Khi được 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển những phản ứng dè dặt và tỏ ra thân thiện, cười vui vẻ với nhiều người xung quanh. Khi được 5-6 tháng tuổi thì lúc này trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài và bày tỏ những cảm xúc như ngạc nhiên, vui sướng và thất vọng lẫn lộn.

10 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu dõi theo những ánh mắt của cha mẹ để xem xem họ cũng đang nhìn gì ở chúng. Khi được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết tự nhận thức, và có thể thu nhận những cảm xúc phức tạp như tự hào và cứng đầu.

Những kỹ năng bên ngoài

Bắt đầu với việc tập chơi với người khác là điều vô cùng khó khăn cho trẻ. Các bậc cha mẹ cần chú ý những điều sau:

Đối với Trẻ 3 tháng tuổi: Để ý xem trẻ có những biểu hiện gì không khi bạn làm việc gì đó hoặc bạn có những cảm xúc biểu hiện trên mặt. Nên cảnh giác với thá độ thờ ơ của trẻ.

Đối với trẻ 5-6 tháng tuổi: Quan sát xem thái độ của trẻ, vui hay buồn, khi chúng tiếp xúc với hững người thân của cha mẹ. Khi đến 10 tháng tuổi thì bắt đầu có những biểu lộ cảm xúc rõ rệt, chủ yếu là để được bạn chú ý.

Khi trẻ được 18 tháng tuổi hãy ể ý xem những biểu hiện nũng nịu của bé, chẳng hạn như muốn bạn nắm lấy tay chúng?

Những Trò chơi hữu ích

Hãy cố gắng thực hiện những hoạt động này từ 15 đến 20 phút vào những thời điểm mà con trẻ thích chơi đùa nhất. Với trẻ 3 tháng tuổi chúng ta hãy Quan sát và lắng nghe: Hãy cố gắng nói chuyện với trẻ và cố gắng thu hút sự chú ý của chúng. Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, bố mẹ nên nói chuyện với trẻ bằng lời lẽ vui tươi và cố gắng “chọc” cho trẻ cười to lên.

Đến 10 tháng tuổi Hãy chú ý đến những âm thanh và cảm xúc mà trẻ tạo ra. Chúng ta nên biểu hiện lại những điều đó trước mặt trẻ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi, hãy thử tạo ra chuyện gì đó rắc rối nhằm tạo cho trẻ cần sự giải quyết của cha mẹ; chuyện gì có liên quan đến món đồ chơi yêu thích của trẻ.

Quan điểm tiến hoá

Các nhà tâm lý học thường nghĩ rằng trẻ con không hề quan tâm đến thế giới bên ngoài, nhưng họ đã lầm! Theo nhà tâm lý William James (1842-1910) thì ông tin rằng trẻ con được sinh ra trong “một mớ bòng bong lộn xộn và ồn ào”. Còn với Sigmund Freud (1856-1939) thì lại cho rằng trẻ con luôn tìm kiếm sự vui vẻ bất tận mà ít có sự quan tâm đến những giới hạn về thể chất của chúng. Nhà tâm lý giáo dục Jean Piaget (1896-1980) đã thừa nhận rằng quá trình phát triển của trẻ từ những phản ứng đơn giản cho đến phức tạp đều diễn ra trong hai năm đầu đời của chúng. Elizabeth Spelke (1949-) lại cho rằng trẻ con ở độ 3 tháng tuổi nhìn nhận những gì đang diễn ra bên ngoài bằng những thói quen có thể đoán được.

Tính ái kỷ của trẻ

Tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học Texas, một bé trai 8 tháng tuổi đang chơi đùa và cười rất vui vẻ với mẹ mình. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu đưa cho mẹ của bé một chú búp bê như người thật, chú bé bắt đầu trông buồn bã. Chú luôn dõi ánh mắt theo từng hành động của người mẹ với búp bê. Sau đó bé bắt đầu bị kích động mạnh, chú bé quơ tay đạp chân để gây chú ý, rồi khóc thét lên nhằm kêu gọi sự chú ý của mẹ mình, nhưng người mẹ vẫn làm ngơ không quan tâm gì đến bé. Và cuối cùng, bé không chịu nổi những gì mẹ dành cho chú búp bê và bắt đầu khóc to hơn để cho mẹ biết rằng bà chỉ thuộc về một mình cậu, bà đang bỏ rơi cậu một mình.

Xúc cảm của  trẻ sơ sinh

Năm 1890, nhà tâm lý học William James mô tả lối nhìn thế giới xung quanh của trẻ nhỏ như là “một mớ bòng bong lộn xộn và ồn ào”. Quan niệm này ngự trị trong gần một thế kỷ, và trẻ nhỏ được xem là những tạo vật ngây ngô chỉ biết bắt chước người xung quanh và chỉ có những cảm xúc sơ sài – vui, buồn, giận. Khoa học ngày nay đem đến cho chúng ta một bức tranh khác hẳn về các diễn biến trong tim óc trẻ.

Khá lâu trước khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên và ngồi dậy được, trẻ nhỏ và nhũ nhi đã có được những cảm xúc phức tạp – ghen tuông, đồng cảm, thất vọng. Chúng cũng tỏ ra tinh vi hơn nhiều về mặt trí tuệ so với điều chúng ta hằng nghĩ. Có những trẻ nhỏ cỡ 4 tháng đã có được năng lực suy diễn cao và khả năng giải mã được những mô hình phức tạp. Chúng đã có sẵn một bản sắc riêng biệt giúp nhận biết những khác biệt rất nhỏ, chẳng hạn như những biểu hiện trên khuôn mặt mà những đứa trẻ lớn tuổi hơn hoặc đã trưởng thành không có được khả năng này.

Những diễn biến phức tạp

Qua việc Chụp cắt lớp não cho thấy hoạt động của não có ảnh hưởng rất nhiều đến tính khí của trẻ lúc 9 tháng tuổi. Những trẻ nhút nhát là do vùng thuỳ trái não trước quyết định. Các nhà tâm lý học ở Đại học Kỹ thuật Texas chứng minh trẻ nhỏ đã có tính sở hữu cao. Trẻ vui sướng khi được mẹ chăm sóc, và khi mẹ xoay sang nâng niu một con búp bê thì nó trở nên khốn khổ, quơ tay đạp chân để gây chú ý, rồi khóc thét lên để nói rằng mẹ chỉ thuộc về nó mà thôi.

Một trong những cảm xúc sớm nhất mà ngay những trẻ bé xíu cũng giải bày là sự thấu cảm. Nhà tâm lý học Martin Hoffman của Đại học New York nói: “Người ta đã biết rằng trẻ nhỏ thường khóc khi chúng nghe những đứa khác khóc. Vấn đề là, tại sao chúng khóc?”. Trong một khảo sát mới đây ở Italia, các nhà nghiên cứu cho các em nghe băng tiếng khóc của những trẻ khác, và như dự đoán, điều ấy đủ khiến nước mắt trào ra. Nhưng khi họ cho các trẻ nghe chính tiếng khóc của chúng thì hiếm khi chúng đổ nước mắt. Kết luận: đã có một sự đồng cảm sơ khai, ngay từ lúc mới sinh

Cường độ xúc cảm có khuynh hướng mờ dần đi theo thời gian. Trẻ trên 6 tháng không khóc nữa mà chỉ nhăn mặt khi nghe trẻ khác khóc. Tới 13 – 15 tháng, trẻ có xu hướng nắm lấy vấn đề trong tay chúng: chúng sẽ tìm cách dỗ trẻ đang khóc – và lôi kéo mẹ chúng vào việc này.


Việc thấu cảm này của trẻ có thể xuất phát từ một khả năng khác từ rất sớm mà ngày nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện đó là khả năng phân biệt cảm xúc và những biểu hiện vẻ mặt của những người quanh chúng. Nhà tâm lý học Diane Montague của Đại học LaSalle ở Philadelphia nói: “Phần lớn các sách học vẫn nói rằng các trẻ dưới 6 tháng không nhận biết các cảm xúc”. Để kiểm chứng ý niệm này, Montague sử dụng trò chơi “ú-oà” (trò đùa vui với trẻ con, trong đó người ta che mặt đi rồi lại mở ra) cho những trẻ 4 tháng tuổi, bắt đầu bằng một khuôn mặt tươi cười.

Như dự đoán, những đứa trẻ tỏ ra thích thú và nhìn chăm chăm vào khuôn mặt. Montague lặp lại trò chơi, với kết quả tương tự, nhưng đến lần thứ ba bà ló ra khuôn mặt buồn bã, và trẻ phản ứng khác hẳn. Chúng nhìn đi chỗ khác: từ chối tiếp xúc bằng mắt là một dấu hiệu kinh điển của sự đau buồn ở trẻ nhỏ. Một khuôn mặt giận dữ làm chúng chú ý trở lại, nhưng chúng không còn tỏ ra vui thích nữa.

Đây có thể là một trong những phương cách tốt nhất cho các nhà nghiên cứu khám phá thêm về quá trình phát triển của trẻ. Một khi đứa bé không thể tự lên tiếng thì chúng ta nên tìm hiểu ngay xem những gì đang diễn ra trong đầu chúng thông qua việc “đọc” những biểu hiện vẻ mặt hoặc ngôn ngữ cử chỉ. Qua nhiều thập kỷ thử nghiệm và thất bại, các nhà nghiên cứu cũng thu được những kỷ năng quan sát thái độ của trẻ nhỏ đối với sự vật xung quanh.

Cảm xúc trẻ tinh vi dần

Khi trẻ tiến gần đến 1 tuổi, chúng trở nên ngày càng tinh vi trong tiếp xúc xã hội. Chúng bắt đầu đọc ý nghĩ của người khác bằng việc theo dõi ánh mắt của những người xung quanh. Andrew Meltzoff, một giáo sư tâm lý ở Đại học Washington, nói: “Đấy là cách chúng học tập để trở nên những thành viên thuần thục của nền văn hoá của chúng ta”. Kỹ năng này không chỉ là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ mà còn có thể là một dự đoán cho sự phát triển ngôn ngữ sau này. Theo Meltzoff, điều này giải thích vì sao ngôn ngữ phát triển chậm hơn ở những đứa trẻ mù cũng như con của các bà mẹ bị trầm cảm, những người có xu hướng ít tương tác với con cái.

Thật vậy, khi được vài tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khả năng quan sát xung quanh, chúng có thể dễ dàng phân biệt được những điểm khác biệt ở khuôn mặt của người này với người khác. Charles Nelson, nhà thần kinh học thuộc Đại học Minnesota đã thực hiện một thử nghiệm để chứng minh điều này bằng việc đưa cho một nhóm những đứa trẻ 6 tháng tuổi một tấm hình con tinh tinh, và để cho chúng có nhiều thời gian nhìn ngắm cho đến khi chán thì thôi. Sau đó chúng lại được đưa một tấm hình con tinh tinh khác, những đứa trẻ này vội vã vớ lấy và lại ngắm nghía say sưa. Qua những biểu hiện trên khuôn mặt chúng, Charles Nelson nhận ra rằng những trẻ nhỏ này dễ dàng nhận biết các điểm khác biệt ở con tinh tinh trên mỗi tấm hình.

Từ lâu, người ta cũng từng tin rằng trẻ dưới 9 tháng không có ý niệm về “tính liên tục của sự vật”, tức là khả năng biết được rằng, chẳng hạn, khi người mẹ rời căn phòng thì bà ấy không đi mãi mãi. Nghiên cứu mới của nhà tâm lý Su-hua Wang ở Đại học California cho thấy trẻ hiểu được điều này rất sớm, và cỡ 10 tuần tuổi. Một khả năng được phát triển toàn diện giúp liên kết với thế giới bên ngoài – và với cha mẹ của trẻ nói riêng – là đặc biệt quan trọng khi trẻ bắt đầu những nỗ lực ban đầu trong việc tập nói.

Các khảo sát gần đây của Nathan Fox ở Đại học Maryland cho thấy tính nhút nhát lúc ban đầu là do sự lèo lái của sinh học, cụ thể là khi có người lạ thì sự tăng hoạt xảy ra ở những vùng não kết hợp với lo âu và sợ hãi (thể hiện trên điện não đồ). Nhưng Fox nói rằng cách nuôi dạy con có ảnh hưởng lớn. Khi cha mẹ tỏ ra quá “bảo bọc” con cái, khi họ không khuyến khích con vượt qua “cơn nhát” lúc còn nhỏ, thì chúng sẽ có nhiều nguy cơ tiếp tục nhút nhát và lo âu hơn khi trưởng thành.

Stanley Greenspan, giáo sư lâm sàng về tâm lý và nhi khoa ở Đại học y khoa George Washington, là một trong những chuyên gia hàng đầu trong triển khai các phương tiện chẩn đoán – bao gồm một danh mục các “cột mốc” tăng trưởng tâm lý từ 3 tháng đến 18 tháng tuổi – nhằm giúp các thầy thuốc nhận diện những đứa bé có nguy cơ bị tự kỷ, gặp khó khăn về ngôn ngữ học, học tập và cả một loạt những vấn đề khác.

Các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng trong cảm xúc đối với sức khoẻ sau này của trẻ. Một đứa bé không đáp ứng được những “cột mốc cảm xúc” chính yếu có thể gặp khó khăn trong việc tập nói, tập đọc và học tập trong tương lai. Bằng việc đọc các phản ứng cảm xúc, các nhà y học đã bắt đầu khám phá ra cách xác định liệu một trẻ cỡ 3 tháng tuổi có mang những dấu hiệu sớm của các rối loạn tâm lý khả dĩ, bao gồm trầm cảm, lo âu, học tập kém và có lẽ cả tình trạng tự kỷ.

Lời khuyên cho cha mẹ

Nhũ nhi và trẻ nhỏ rất cần đến sự tương tác – và nhiều giao tiếp bằng mắt. Điều ấy không có nghĩa là bạn sẽ treo đầy phòng của bé những đồ chơi và hình ảnh mang tính “giáo dục”. Cuộc sống xã hội, cảm xúc và học tập của một đứa trẻ bắt đầu với những cuộc đối thoại sớm nhất giữa cha mẹ và con cái. Vấn đề là chúng ta biết lắng nghe như thế nào.

Các cha mẹ sẽ làm gì với thông tin mới này? Điều đầu tiên là: hãy thư giãn. Nếu con bạn có khóc lóc một chút khi bạn trả lời điện thoại, điều ấy không có nghĩa là nó sẽ bị tổn thương lâu dài. Cũng như nó sẽ không bỏ học và đi ăn trộm vì tình cờ chứng kiến cha mẹ lớn tiếng với nhau! Cuộc sống cảm xúc, học tập ngoài xã hội của một đứa trẻ bắt đầu bằng những cuộc tiếp xúc trước tiên giữa cha mẹ và con cái: lần đầu tiên trẻ nhìn thẳng vào mắt cha mẹ; một nụ cười thầm bạn dành cho trẻ và bạn cũng sẽ nhận được một nụ cười như thế. Con trẻ sẽ trò chuyện với bạn suốt ngày. Đó chính là vấn đề học cách lắng nghe.

Bá Quý ( Theo Newsweek )

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý