Nghệ thuật nói không với trẻ 1 – 3 tuổi
20/05/2011
Dạy con tính tự giác
20/05/2011
Nghệ thuật nói không với trẻ 1 – 3 tuổi
20/05/2011
Dạy con tính tự giác
20/05/2011

Nhiều bậc phụ huynh là những doanh nhân thành đạt, có người đã là bà ngoại, cùng nhau chia sẻ các tình huống khó xử tại buổi tọa đàm “Dạy con tính tự giác“, tổ chức tại TP HCM, ngày 06/3/2010.

Nhiều phụ huynh đã chia sẻ những tình huống khó khăn trong việc dạy con và được nghe tư vấn của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý và tâm lý lâm sàng trẻ em.

 

Bà ngoại cũng… đi học

 

Hầu hết phụ huynh đến với buổi tọa đàm đều là những doanh nhân thành đạt hoặc nhân viên công sở. Chị Lương Yến, nhân viên công ty cổ phần Rosano (trang trí nội thất) là mẹ của một bé gái 6 tuổi, bé trai 13 tuổi, tâm sự từng phải đối mặt với vô vàn tình huống nan giải trong quá trình nuôi dạy con.

“Trẻ con hay ỷ lại vào bố mẹ, trong khi không phải lúc nào mình cũng có thời gian bên cạnh để chăm sóc con được. Nên ngay từ bây giờ, tôi muốn bọn trẻ phải biết tự chăm sóc bản thân”, chị Yến nói. Còn bà Nguyễn Bích Lan, Giam đốc công ty nha khoa Lan Anh tuy lên chức bà ngoại, nhưng vẫn tìm đến buổi tọa đàm này để “học” cách dạy con, cháu.

“Để dạy được con thì bản thân mình phải hiểu được con. Không những vậy, khi con cái bước vào những giai đoạn khác nhau, tâm sinh lý cũng có chuyển biến, do đó, bản thân ba mẹ phải học liên tục. Đến khi làm ông bà…, mình cũng phải học để biết cách dạy cháu như thế nào”, bà Lan chia sẻ.

Còn doanh nhân Nguyễn Thanh Phú, gửi đến buổi tọa đàm tình huống khó xử. “Ngay từ khi con còn nhỏ, tôi muốn tập tính tự giác cho con, nhưng mỗi lần để con tự làm gì, vợ lại xót con và tự làm hết. Chẳng những vậy, mỗi ngày vợ và con thành một phe, còn tôi riêng một phe vì trái quan điểm trong việc dạy con”, anh kể.

Thương con hay hại con?

Theo tiến sĩ Tâm lý Trần Thị Giồng, cha mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng đôi khi vì quá yêu quá mà vô tình làm hư trẻ. Thực tế, nhiều cha mẹ cung phụng cho con đầy đủ vật chất mà quên dạy cho con vốn sống, sự tự giác để có thể tự lập.

Ở một khía cạnh khác, chuyên gia tâm lý Lê Khanh chia sẻ: dạy con tính tự giác không đồng nghĩa với việc dùng hình phạt, buộc bé phải làm điều người lớn mong muốn. “Phụ huynh nên dạy con tính tự giác bắt đầu bằng những việc làm nhỏ, vừa sức trẻ tin vào khả năng con, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa, giá trị bản thân và biết chịu trách nhiệm về những việc làm”.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho biết, ý thức bản thân của trẻ được hình thành khi trẻ bước đi chập chững lúc một tuổi trở lên. Lên ba tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức về “cái tôi”, phân biệt được bản thân. Vì vậy, đây là giai đoạn tốt nhất để hướng dẫn trẻ hành động và ý thức về tính tự giác.

Các chuyên gia cũng phân tích việc giáo dục tính tự giác cho con trẻ từ bé vô cùng cần thiết vì nếu không được tập tính tự giác, thiếu khả năng tự giác, lớn lên trẻ sẽ thiếu tự tin.

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh tư vấn: Trẻ rất muốn được khen, nhưng cha mẹ cũng cần chừng mực khi khen và khen đúng lúc. Nếu khen quá trớn, trẻ sẽ có tính kiêu ngạo, nhưng nếu la mắng hay dọa nạt, trẻ lại sợ hãi. “Do đó, dạy trẻ tính tự giác phải thường xuyên, kiên nhẫn. Trẻ cần được động viên, nhắc nhở thường xuyên, chứ không thể làm theo kiểu…mì ăn liền”, chuyên gia tâm lý Lê Khanh nói.

Buổi tọa đàm do trường Quản trị cuộc đời Lima, thành viên tổ chức giáo dục Pace, tổ chức.

Nguyễn Thủy ( baodatviet.vn)

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý