Hành trang vào lớp Một
15/03/2014
Vấn đề về tư duy logic ở trẻ kém chú ý
15/03/2014
Hành trang vào lớp Một
15/03/2014
Vấn đề về tư duy logic ở trẻ kém chú ý
15/03/2014

1/ “Tôi có một đứa con trai năm nay 4 tuổi tên là Christopher, cháu mắc chứng tự kỷ và rất yêu âm nhạc. Khi nghe một bài hát nào đó thì thể nào cháu cũng ngâm nga theo điệu nhạc.

Ngạc nhiên ở chỗ là cháu nghe bài hát tuy chỉ mới lần đầu nhưng có thể ngâm nga hát theo ngay khi bài hát kết thúc. Con tôi không nói chuyện được. Tại sao cháu lại không nói chuyện được? Anh chị có thể cho tôi lời khuyên làm sao để có thể giúp con tôi nói chuyện được không? Cám ơn đã dành thời gian xem qua câu hỏi của tôi.” 


Trả lời: Kerry Hogan, Chuyên viên trị liệu tâm lý giáo dục, trung tâm Chapel Hill TEACCH


Cám ơn câu hỏi của bạn, Irene. Phải thừa nhận là tôi luôn bị quyến rũ khi nghe những giọng hát tập tễnh đầu tiên của trẻ. Nếu phải đưa ra một sự đảm bảo nào đó thì tôi tin chắc là hầu như những đứa trẻ này đều đang nói đấy thôi; nhưng tôi biết là chúng ta cảm thấy rất nản khi cứ nghe chúng hát nhưng thật sự chúng lại không trò chuyện được với chúng ta.

Điểm then chốt thực sự của vấn đề này là “khả năng giao tiếp” theo nghĩa rộng của từ. Con trai của bạn có thể phát ra một vài từ trong khi bé đang ngâm nga hoặc bắt chước một giai điệu nào đó nhưng có lẽ bé lại không nhận ra rằng các từ ngữ trong bài hát giống y chang những từ mà người ta sử dụng khi nói chuyện với nhau. Hãy tưởng tượng khi bạn học một bài hát, “Frere Jacque” ( anh bạn Jacque) . Bạn có thể nhận biết tất cả các âm thanh để hát lại bằng tiếng Pháp, nhưng bạn không có cảm giác gì về lời bài hát, hoặc không hiểu bài hát nói về cái gì. Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ, thích nghe nhạc, học các giai điệu và thậm chí cả lời bài hát nhưng đối với chúng điều này cũng giống như là học một bài hát mà không biết ngôn ngữ đó là gì.

Mặc dù con trai bạn không nói được nhưng có lẽ bé cũng có thể giao tiếp được bằng nhiều cách. Bé có thể kéo tay dẫn bạn đi, chỉ cho bạn thấy nhiều thứ, mang đến cho bạn những đồ vật mà bé muốn, la lên khi nổi cáu, và hát khi cảm thấy vui. Cách nhanh nhất để chuyển những hành động giao tiếp thành ngôn ngữ là lợi dụng vào những cách thức mà bé đã và đang giao tiếp. Nếu bé mang đến cho bạn chùm chìa khoá xe hơi khi bé muốn đi công viên, thì bạn hãy mang theo tấm hình có cảnh công viên và lặp lại từ “công viên” khi bạn cho bé thấy tấm ảnh. Sử dụng bất kỳ thông tin nào liên quan đến hình ảnh để bổ nghĩa cho ngôn ngữ trong môi trường mà mang nhiều ý nghĩa đối với bé qua đó bé có thể bắt đầu kết hợp các từ lại bằng những cách thức mà mình đã và đang sử dụng hàng ngày. Hãy cố duy trì ngôn ngữ phát ra của bạn được rõ ràng và phải chắc chắn sử dụng các từ ngữ và cụm từ đồng nhất để bé có thể bắt đầu ghi nhớ những từ, cụm từ này trong những tình huống tương tự khi bé bất chợt nghe được.

Mặc dù bạn có thể sử dụng những phương pháp khác để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho bé nhưng tôi sẽ không muốn bạn bỏ qua tất cả sự quan tâm về âm nhạc. Tôi đã dạy một số từ qua việc hát cho trẻ nghe. Tuy nhiên, những gì tôi thực hiện ở đây là chọn những bài hát ngắn gọn mang đầy ý nghĩa mà tôi có thể kết hợp thông tin bằng hình ảnh sao cho lời bài hát thực sự có mối liên hệ chặt chẽ với việc giao tiếp chứ không chỉ là hát không. Nếu con trai bạn thích trò chơi ghép hình, hãy lấy một trong những bộ ghép hình mà bé thích và không đưa hết các miếng ghép cho bé. Khi bé cần một miếng ghép mới, hãy hát một cụm từ ngắn đại loại như, “Tôi cần thêm”, và xem xem bé có bắt chước hay không. Đưa cho bé mảnh ghép cho dù bé có bắt chước hay không bắt chước câu nói của bạn vì việc cố gắng giao tiếp trong lúc này chỉ mang hình thức vui nhộn và khuyến khích. Lặp lại trò chơi này vào giờ ăn nhẹ hoặc trong các tình huống khác mà bé có thể sử dụng cụm từ trên

Tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp trong ngày và thử sử dụng các phương án như các bài hát, tranh ảnh, đồ vật cũng như trò chuyện để xem cách nào có ý nghĩa và tạo nên sự quan tâm nhiều nhất đối với con trai bạn. Sử dụng một số biện pháp kết hợp các phần trợ giúp trong ngôn ngữ sẽ kích thích sự quan tâm của bé trong việc giao tiếp. Một số bậc phụ huynh lo ngại việc sử dụng tranh ảnh và các đồ vật sẽ ngăn cản quá trình giao tiếp của trẻ nhưng chúng tôi đã nhận thấy rằng sự thật lại đi ngược với những gì mà các bậc phụ huynh nghĩ. Một khi bé quan tâm và hiểu rằng sự giao tiếp giống như một quá trình thì có thể nói ngôn ngữ đang sắp sửa ngấm vào tâm trí bé

Cuối cùng, mặc dù điều này không chính xác liên quan đến câu hỏi của bạn về quá trình giao tiếp của bé nhưng tôi muốn đề cập thêm về một vấn đề, đó là về âm nhạc. Tôi đã làm việc với nhiều trẻ em có niềm đam mê âm nhạc rất lớn và luôn bị thúc đẩy một khi chúng có cơ hội thưởng thức và trình diễn âm nhạc. Đối với những đứa trẻ này, tôi nghĩ đây là một lợi ích tuyệt vời mà có thể được phát triển thành những cơ hội giải trí và dễ gần gũi biết đâu được sẽ có thể kéo dài đến mãi về sau. Chơi đùa với âm nhạc. Lắng nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, tạo ra các nhạc cụ riêng cho mình, học các đoạn nhạc của các ca khúc nổi tiếng, đi dến các buổi hoà nhạc trong công viên, hoặc sử dụng nhiều phương pháp để kết hợp âm nhạc vào cuộc sống của con bạn. Tất cả chúng ta đều cần có các sở thích và nhiều mối quan tâm để làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa hơn và qua việc này có vẻ như đang có một sự quan tâm rất thú vị đang nung nấu trong con bạn.



2/ “Xin chào. Con trai tôi năm nay được 5 tuổi và được chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ. Khả năng ngôn ngữ của bé đang diễn tiến rất thuận lợi nhưng bé vẫn còn sử dụng biệt ngữ trong lời nói, mặc dù chứng nhại lời của bé đã biến mất từ năm ngoái. Các chuyên viên có thể nào cho tôi một lời khuyên là tôi phải làm gì để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ của bé. Điều này đang cản trở rất nhiều đến khả năng tương tác xã hội và làm giảm sự tự tin của bé khi nói chuyện với người khác. Tôi không nghĩ nó liên quan đến sự lo lắng như đã được đặt ra trong giả thiết vì hiện tượng sử dụng biệt ngữ xảy ra trong các trường hợp mà bé hoàn toàn thoải mái, trong chính môi trường quen thuộc của bé và dựa trên chính ngôn từ mà bé phát ra. Xin cám ơn rất nhiều.” 


Trả lời: Tiến sĩ. Pam DiLavore, Trưởng khoa trị liệu tâm lý giáo dục, trung tâm Raleigh TEACCH


Chứng sử dụng biệt ngữ (nói linh tinh ) và nhại lời đều là những hiện tượng rất thú vị. Trong một lúc nào đó, những người làm việc với trẻ em mắc chứng tự kỷ đều nghĩ rằng việc sử dụng biệt ngữ và nói nhại đã làm cho bọn trẻ mất đi khả năng diễn đạt một cách tự nhiên và cởi mở. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các cách sử dụng biệt ngữ và nói nhại có thể là một phần quan trọng trong quá trình học tập cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.

Thông thường khi trẻ tuôn ra một tràng biệt ngữ thì chúng ta có thể nghe thấy một số từ mang ý nghĩa nằm rải rác ở đâu đó trong câu. Khi trẻ lớn lên và hiểu thêm nhiều về mối quan hệ giữa âm thanh và câu chữ và giữa câu chữ với ngữ nghĩa, thì chúng tôi thường thấy trẻ bớt sử dụng biệt ngữ hơn và thay vào đó là nhiều câu từ dễ hiểu. Giả thiết của tôi sẽ là suy nghĩ về phương thức tốt nhất và thiết thực nhất để cho con bạn có thể giao tiếp ngay bây giờ. Nếu bé sử dụng các ngôn từ thường xuyên không được cởi mở, bạn có thể sử dụng tranh ảnh để gợi ý về những chủ để mà bé đang nói đến hoặc từ mà bé muốn sử dụng. Điều này rất khác với việc sử dụng tranh ảnh làm hình thức giao tiếp chính như nhiều đứa trẻ khác đã thực hiện; đúng hơn là; tranh ảnh là những sự gợi ý trực quan nhằm giúp gợi ý ngôn ngữ lời nói. Điều quan trọng nhất là phải hình thành một hệ thống giao tiếp mà thật sự thiết thực dành cho con bạn. Theo thời gian, bạn có thể dựa vào hệ thống đó và phát triển hơn nữa ngôn ngữ bằng lời nói.

Trong thời gian này, bạn có thể đáp lại các câu biệt ngữ nếu bạn muốn đối với bất kỳ sự trao đổi nào khác. Nếu bạn hiểu được ẩn ý mà bé gắn vào các câu biệt ngữ là gì thì hãy thì hãy đáp lại ý đó như thể bé đã sử dụng những từ bình thường. Nếu bạn không thể nói hoặc nếu như không có ẩn ý nào kèm theo trong câu thì bạn hãy đáp lại bằng một thái độ vui nhộn và dễ gần gũi cũng như cố gắng khuyến khích những người khác làm điều tương tự như vậy.

 

Đình Quang ( Biên dịch )


Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý