Thông tin về trẻ Hiếu động
16/05/2011
Trò chơi giúp trẻ phát triển IQ
17/05/2011
Thông tin về trẻ Hiếu động
16/05/2011
Trò chơi giúp trẻ phát triển IQ
17/05/2011

Việc chơi đùa của trẻ là một trong những điều kiện cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua đồ chơi và trò chơi, trẻ sẽ nhận thức được các mối tương quan giữa mình và môi trường bên ngoài, từ đó trẻ phát triển được những kỹ năng giúp ích cho việc học tập của trẻ sau này.


Tạo môi trường chơi hấp dẫn cho trẻ

Khi đứng trước đống đồ chơi lộn xộn, trẻ thường bối rối và không quan tâm, vì không biết lựa chọn như thế nào. Vì thế, bạn nên sắp xếp các đồ chơi trên một cái kệ nhỏ, vừa tầm tay với, bầy biện theo từng nhóm, từng loại và đó phải là một khu vực thật tự do, thoải mái để trẻ có thể chơi đùa. Khu vực này nên nối liền với một khoảng sân nhỏ như: sân, thềm, cây xanh…

Chọn đồ chơi phù hợp

Mỗi lứa tuổi, đều có những loại đồ chơi phù hợp. Vì thế, chúng ta nên tham khảo sách vở hay những nhà chuyên môn trước khi mua và làm đồ chơi cho trẻ. Có thể có những đồ chơi mà nhiều lứa tuổi đều chơi được. Tuy nhiên, sự lựa chọn đồ chơi theo lứa tuổi này cũng chỉ mang tính tương đối, vì có trẻ dù đã lớn, nhưng vẫn có thể chơi đồ chơi của trẻ nhỏ…

Tính chất của món đồ chơi

Đồ chơi phải phù hợp với từng lứa tuổi và đáp ứng được các yêu cầu sau:

An toàn: Không nên sử dụng các món đồ chơi quá cứng, kể cả bằng nhựa cứng, vì trẻ có thể đập vào người hay dùng nó để đánh trẻ khác…

Không nên dùng những đồ chơi sử dụng các loại sơn hóa chất, nếu trẻ cho vào miệng ngậm hoặc cắn, lớp sơn sẽ bong tróc và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.  Đồ chơi không nên có nhiều chi tiết nhỏ, dễ gãy vì trẻ có thể bẻ ra, đập vỡ, cắn phải và gây nguy hiểm cho trẻ.

Thực ra, rất khó để có được những món đồ chơi an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, trước khi mua đồ chơi cho trẻ, chúng ta hãy cân nhăc thật kỹ lưỡng, tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Đơn giản: Một món đồ chơi đơn giản như những khối gỗ, mảng giấy… lại chính là món đồ chơi giúp trẻ tưởng tượng nhiều nhất. Một con búp bê đơn giản không rõ mặt mũi, giới tính và quần áo có thể thay đổi, giúp trẻ hình dung ra nhiều loại người, có khi đó là ông, bà, cô giáo, em bé, thậm chí là một con quái vật từ hành tinh khác đến…; một chiếc xe bằng gỗ đơn giản có thể giúp trẻ nghĩ các loại xe khác nhau…

Linh hoạt: Bạn nên chọn một món đồ chơi có thể phù hợp với nhiều loại trò chơi khác nhau và có thể tạo ra nhiều tình huống khác nhau. Các loại đồ chơi có nhiều khớp nối, có thể lắp ráp theo nhiều hình dạng khác nhau như các miếng logo, đất nặn, miếng ghép; đồ chơi mang tính công cụ: dụng cụ nấu ăn, làm vườn… sẽ giúp cho trẻ có thể tập cách sử dụng chúng giống người lớn.

Phù hợp với lứa tuổi: khiến trẻ thích thú khi sử dụng và giúp bạn nhận biết được sự phát triển về trí tuệ của trẻ qua các món đồ chơi và các trò chơi.Ngoài ra, bạn cũng nên chọn một vài đồ chơi cao hơn lứa tuổi của trẻ một chút, vì nó sẽ kích thích sự phát triển của trẻ.

Gần gũi với cuộc sống: Bạn có thể tự chế tạo ra các đồ chơi cho trẻ. Ví dụ, dùng giấy gấp thành những chiếc thuyền, con hạc, máy bay… Đồ chơi và trò chơi là phương tiện giúp bạn cùng chơi với con và là cách để bạn thâm nhập vào thế giới tuổi thơ của trẻ, giúp trẻ có thể giao tiếp với người khác và môi trường bên ngoài.

Hãy dành thời gian cùng chơi với bé

Khoảng thời gian chơi với bé chính là khoảng thời gian bạn được thả mình vào thế giới trẻ thơ, quên đi những mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Hơn nữa bạn được gần gũi với bé hơn, có điều kiện để theo dõi sự phát triển và giúp bé hình thành những kỹ năng một cách mau chóng hơn. Đây cũng là cơ hội để bạn dạy bé những bài học nhỏ: bài học về lòng kiên nhẫn, về sự dũng cảm… thông qua các trò chơi. Vui chơi càng thực sự ý nghĩa khi bé được chơi dưới sự hướng dẫn của bạn.

Những trò chơi đơn giản hàng ngày sẽ giúp bé làm quen và yêu thích các chữ số.

1.  Các trò chơi với ‘mèo’ và ‘xe’

Cùng đi ra ngoài với em bé của bạn, gợi ý để bé tìm ra những thứ có âm thanh bắt đầu với chữ “m” (mèo) hoặc “x” (xe) hoặc bất kỳ chữ nào bạn nghĩ ra. Nếu ở nhà, hãy khuyến khích bé đi quanh nhà và tìm ra 5 thứ bắt đầu với chữ “c” hoặc chữ “b”… Bạn cũng có thể đố bé, chẳng hạn: “Bắt đầu bằng chữ ‘b’, rất ngọt và thơm”, sau đó để bé tìm câu trả lời. Đáp án là “bánh”.

2.  Các trò với những từ kết thúc

Trò chơi này khó hơn, đòi hỏi bé phải tư duy. Hãy gợi ý bé nhà bạn tìm những đối tượng mà kết thúc bằng những âm thanh giống nhau (ví dụ, “cá” và “lá”, cùng kết thúc bằng chữ “a”). Hãy tặng bé phần thưởng là sự khen ngợi, ngay cả khi bé trả lời chưa chính xác.

3. Các trò chơi với đôi tay

Tạo hành động với đôi tay của bạn để bé học từ. Ví dụ, xoắn bàn tay trong hình dạng của một con rắn và nói “rắn”. Hoặc dùng bàn tay của bạn như kim đồng hồ và nói “tích tắc”.

4. Viết

Viết hoặc in chữ cái trên giấy trắng. Sau đó, cho con của bạn vài cái bút chì màu để bé học tô hoặc trang trí cho chữ cái.

5. Miếng dán tủ lạnh

Cho bé của bạn những chữ cái có thể dính được và khuyến khích bé dính chữ trên tủ lạnh. Đừng lo lắng nếu bé tạo ra những từ không có ý nghĩa. Nếu bé đính chữ “em” và đọc là “mẹ” thì đó là dấu hiệu tích cực cần động viên bé.

Theo Mang thai ( nguồn: www.thuviengiadinh.com)

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý