Tác Giả
18/04/2011
Giúp trẻ tập nói
18/04/2011
Tác Giả
18/04/2011
Giúp trẻ tập nói
18/04/2011

Trẻ phát triển và học hỏi qua trò chơi, vì vậy cần chọn những trò chơi kích thích sự sáng tạo, hãy chọn những đồ chơi đơn giản, không quá nhiều chi tiết để phát triển khả năng tưởng tượng của trẻ…

KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN
HỆ THẦN KINH CHO TRẺ

1.      Trẻ phát triển và học hỏi qua trò chơi, vì vậy cần chọn những trò chơi kích thích sự sáng tạo, hãy chọn những đồ chơi đơn giản, không quá nhiều chi tiết để phát triển khả năng tưởng tượng của trẻ.

2.      Tập cho trẻ chơi các loại đồ chơi hình khối và mềm dẻo khi bạn muốn giúp cháu phát triển sự điều hợp giữa tay và mắt, các vận động tinh và kích thích giác quan.

3.      Tạo một môi trường ấm áp, vui vẻ, an toàn và hạnh phúc cho trẻ qua việc ôm ấp, vuốt ve, những sự tiếp xúc qua ánh mắt, lời nói với trẻ.

4.      Thường xuyên trò chuyện, hát cho trẻ nghe khi mặc quần áo, tắm, cho ăn, chơi đùa, khi dẫn trẻ đi dạo… Nói một cách rõ ràng, chậm rãi và khuyến khích, chờ đợi sự trả lời hay phản ứng của trẻ, đừng tỏ ra thờ ơ, trả lời kiểu: “thế à, ừ..ừ .” vì trẻ sẽ ghi nhớ những phản ứng như vậy và cũng sẽ tỏ ra thờ ơ với những câu hỏi của bạn.

5.      Lưu ý đến nhịp điệu và cách thể hiện các hoạt động hay hành vi của trẻ, chịu khó trả lời những câu hỏi của trẻ ( thể hiện qua ánh mắt hay những cử chỉ nếu trẻ chưa có khả năng phát âm )

6.      Thiết lập một cách ổn định và xây dựng một lịch hoạt động, bao gồm giờ ăn, ngủ, chơi đùa, vận động… trong ngày mỗi tuần lễ.

7.      Phát triển từ ngữ cho trẻ bằng các hoạt động và nói rõ những vật dụng hàng ngày khi trao cho trẻ (Ví dụ: Con uống sữa không? mẹ lấy ly sữa, ly sữa nhỏ cho con nhé…đây, ly sữa nè, mẹ cho con uống nhé…)

8.      Khi trẻ chơi, ăn và trước khi ngủ, hãy cho trẻ nghe những bản nhạc vui vẻ và êm dịu, nhạc có tác dụng làm cho thần kinh trẻ nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận các thông tin. Nhưng không sử dụng TV hay các băng vidéo ca nhạc thiếu nhi vì nó làm trẻ bị kích thích một cách thụ động.

9.      Hãy trao đổi với những người thân trong gia đình về những biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ mà bạn đang áp dụng, để họ có thể hỗ trợ và phụ giúp cho bạn.

10.  Thực hiện những giờ chơi (thực chất là tập luyện) cho trẻ hàng ngày. Bạn có thể sắp xếp vào một giờ giấc thuận tiện để không bị bỏ dở hay quên mất vì các công việc khác và nhớ thực hiện đều đặn, liên tục một cách kiên nhẫn.

CÁC MÓN ĐỒ CHƠI THÍCH HỢP

Để kích thích sự vận động của trẻ, cần có những món đồ chơi thích hợp – Các món đồ chơi này có thể kiếm mua hay tự làm lấy bằng các vật liệu đơn giản trong nhà. Bạn có thể tìm các tài liệu hướng dẫn cách làm đồ chơi đơn giản để làm cho trẻ chơi, vừa ít tốn kém vừa phù hợp với nhu cầu của trẻ.

·      Các mẩu bìa cứng có hình dáng và màu sắc khác nhau.( Hình tròn, chữ nhật, tam giác, hình khối vuông…) – Các ly, xô nhỏ bằng nhựa ( loại tốt, màu tươi sáng) – Những miếng giấy bạc ( lóng lánh) hay gương ( không bể) có kích thước khác nhau.

·      Những đồ chơi bằng nhựa mềm khi cho trẻ tắm (nổi và dễ cầm) các loại súng bắn nước thành tia – chỉ sử dụng khi tắm ( trong phòng tắm hay ngoài hồ bơi)

·      Những khối gỗ (dạng viên gạch) nhỏ dùng để xây dựng – Những cái hộp đa dạng (hình khối – hình trụ, hình ống….) có thể ấn (nhét các khối gỗ vào trong) có thể mở ra, có thể phát ra tiếng động và dễ di chuyển – Những đồ chơi có thể ôm (gấu bông, búp bê vải…)

·      Các loại búp bê (Vải và nhựa – đừng quá nhỏ, không cần nhiều chi tiết, màu mè kiểu búp bê Barbie) tốt nhất là có những búp bê khác nhau (trai, gái, già, trẻ …) – Các loại xe hơi bằng nhựa tốt (hay bằng gỗ) không có các góc cạnh cứng, sắc và không thể tháo ra từng phần – Các loại banh nhựa có kích cỡ khác nhau ( đừng quá nhỏ để bỏ lọt vào miệng).

·      Các cuốn sách hình bìa cứng với những hình lớn (mỗi trang chỉ có 1 hình), các đồ chơi có thể phát ra nhạc – các đồ chơi có thể bấm, đẩy và gõ – Đồ chơi kiểu điện thoại ( loại để  bàn ) – Những ống giấy, hộp rỗng (để bỏ các vật nhỏ vào), chai nhựa rỗng (Chứa nước hay các viên bi, sỏi nhiều màu) .

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý