Kỹ thuật giáo dục trẻ Tự Kỷ
29/04/2012
Thực hư …về Tự Kỷ
02/05/2012
Kỹ thuật giáo dục trẻ Tự Kỷ
29/04/2012
Thực hư …về Tự Kỷ
02/05/2012

Có rất nhiều các nguyên tắc trong việc dạy trẻ, và một trong mà chúng ta cần lưu ý nhất là những quy tắc giúp trẻ thay đổi hành vi. Vì đây là những biểu hiện rõ nhất cho khả năng giáo dục con cái của chúng ta.

 Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà các bậc phụ huynh có thể tùy nghi áp dụng, càng nhiều càng tốt:


1.Nói ít, làm nhiều

Thống kê cho thấy mỗi ngày trẻ em nhận được khoảng 2000 mệnh lệnh hay yêu cầu của người lớn. Do vậy, nếu trẻ em trở nên ‘điếc’ trước cha mẹ thì âu cũng là điều dễ hiểu. Thay vì quát tháo, la hét, rầy la, kêu ca, cằn nhằn, cha mẹ hãy tự hỏi: ‘Ta cần LÀM gì?’ Ví dụ, thay vì cằn nhằn về việc trẻ em không bỏ áo dơ vào thùng để giặt, thì ta chỉ giặt nhưng thứ đã bỏ vào thùng. Hành động thường hiệu quả hơn lời nói. (Action speaks louder than words).


2. Tách biệt hành vi và thủ phạm

Đừng bao giờ bảo trẻ em là chúng xấu/hư vì điều này sẽ làm suy giảm lòng tự trọng của trẻ. Hãy giúp trẻ em nhận ra rằng không phải chúng ta không thích hay không yêu nó mà là chúng ta không tán thành hay thấy khó chấp nhận hành vi của nó. Để trẻ có lòng tự trọng, chúng cần phải biết rằng chúng được yêu thương vô điều kiện, bất chấp chúng làm cái gì. Đừng bao giờ rút lại tình yêu thương dành cho chúng với hy vọng điều đó sẽ làm chúng sẽ ngoan lên.


3. Tạo cho trẻ cơ hội để thể hiện quyền lực

Nếu không, chúng sẽ tự tìm ra những cách không thích hợp để thể hiện! Những cách có thể làm trẻ em cảm thấy mình có quyền lực và thấy mình là người đáng giá là: hỏi ‎ kiến của chúng, để chúng tự chọn lựa, để chúng giúp những việc chúng có thể làm được, yêu cầu chúng giúp đỡ hay cố vấn… Một đứa trẻ 2 tuổi có thể rửa bát đĩa nhựa, nhặt rau, hay cất bát đũa đi. Thông thường, người lớn làm thay cho chúng bởi vì chúng ta có thể làm nhanh gọn hơn, nhưng hậu quả lại là làm cho trẻ cảm thấy chúng không quan trọng.


4. Chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết

Trước mỗi tình huống chúng ta hãy tự hỏi: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không can thiệp? Nếu chúng ta can thiệp một cách không cần thiết thì vô tình chúng ta đã làm mất đi cơ hội để trẻ rút kinh nghiệm từ hành động của chúng. Bằng cách để cho các hậu quả xảy ra, chúng ta còn tránh được việc gây tổn hại đến quan hệ của chúng ta với trẻ khi chúng ta cằn nhằn nhắc nhở chúng quá nhiều. Chẳng hạn, nếu trẻ quên không mang đồ ăn trưa, chúng ta không nên mang đến cho chúng. Hãy để nó tự tìm ra giải pháp và biết việc cần ghi nhớ quan trọng thế nào.


5. Rút lui khi có xung đột

Nếu trẻ nắn gân chúng ta bằng cách hờn dỗi, cáu giận, hay nói năng vô lễ, cách tốt nhất là chúng ta rời khỏi chỗ đó hoặc nói với chúng rằng chúng ta ở phòng cạnh nếu chúng muốn làm lại (try again). Không nên tỏ thái độ bực tức hay thất bại khi đi khỏi. Nếu cha mẹ cảm thấy không thể bỏ đi hay kiềm chế được thì hãy ngồi yên và đếm từ 1 đến 10 để hạ hỏa!

 

6. Dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ

Người lớn thường không chịu lắng nghe hay chỉ giả vờ nghe những gì trẻ nói. Đó cũng là một trong những lý do trẻ em trở nên hư và có nhiều phản ứng khác. Dành thời gian với trẻ sẽ giúp chúng phát triển lòng tự tin và tự trọng, nhưng nên nhớ điều quan trọng là chất lượng chơi và nói chuyện chứ không phải là thời gian chơi nhiều hay ít. Phải thừa nhận rằng cảm xúc thì không có gì là sai hay đúng cả. Do vậy, nếu bé nói ‘Mẹ ơi, mẹ chả bao giờ chơi với con cả!’ cho dù bạn vừa mới chơi với bé, hãy hiểu rằng chúng chỉ đang bày tỏ cảm xúc của chúng thôi. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là xác nhận cảm xúc đó của bé bằng cách nói, ‘Ừ nhỉ, hình như đã lâu lắm rồi mẹ con ta chưa chơi với nhau thì phải.’


 

7. Thông báo trước cho trẻ

Việc trẻ em hờn dỗi có thể làm nhiều cha mẹ nổi cơn tam bành. Trẻ thường hờn dỗi khi chúng cảm thấy bất lực và không được thông báo trước. Thay vì bảo bé phải ngừng chơi ngay để đi về nhà, chúng ta hãy thông báo cho bé biết là bé còn 5 phút hay 10 phút nữa – thời gian này cho phép bé làm nốt những gì đang làm dở và cũng là để chuẩn bị tâm lý cho bé.


8. Né tránh xung đột khi xảy tranh tranh giành quyền lực

Bước đầu tiên là né tránh. Một bà mẹ yêu cầu con gái 3 tuổi đi ngủ vì đã đến giờ. Bé trả lời, ‘Không!’ Cảm thấy mình bị thách thức, bà mẹ liền nói, ‘Con muốn tự đi lên phòng hay con muốn mẹ bế con lên phòng nào?’Con muốn mẹ bế con trồng cây chuối và cù con khi bế con lên phòng’, bé trả lời.

Bà mẹ đã nhận ra tín hiệu ‘thách đấu’ của bé và đã né tránh xung đột (không tham gia tranh giành quyền lực mà cũng không nhượng bộ) và đã kết thúc có hậu. Bằng việc né tránh xung đột, chúng ta muốn chuyển đến bé thông điệp rằng: ‘Mẹ sẽ không ‘chiến đấu’ với con đâu, mẹ cũng không làm con tổn thương đâu, mẹ cũng không tỏ quyền lực với con đâu, nhưng mẹ cũng không nhượng bộ con đâu!’


9. Cho trẻ em lựa chọn chứ không ra lệnh

Sau khi đã né tránh tranh giành quyền lưc, bước tiếp theo là đưa ra những sự lựa chọn chứ không phải mệnh lệnh. Một ông bố muốn thay tã cho con 18 tháng nhưng bé phản đối đã cho bé chọn được thay tã ở phòng nào. Bé chọn một phòng, nhưng ngay sau khi vào phòng bé lại không muốn thay tã nữa. Ông bố tiếp tục cho bé chọn được thay ở giường nào, bé chỉ vào một giường, thế là việc thay tã đã được thực hiện và ‘cuộc ‘đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc một cách nhẹ nhàng.

Khi đưa ra những sự lựa chọn cho trẻ, phải đảm bảo rằng những sự lựa chọn đó là chấp nhận được. Đừng bắt trẻ phải chọn giữa ngồi yên và rời khỏi nhà hàng nếu bạn không có ‎định rời nhà hàng.

Cũng phải đảm bảo rằng bạn không đưa ra quá nhiều sự lựa chọn độc đoán. Một lựa chọn độc đoán là một lựa chọn quá hẹp làm trẻ thấy không còn chút tự do nào. Mặc dù lựa chọn hẹp cũng có thể có lợi cho trẻ trong một số tình huống nhất định, tốt hơn là nên cố gắng đưa ra những lựa chọn gọi mở mỗi khi có thể.

Những sự lựa chọn cũng không nên có yếu tố trừng phạt trong đó. Chẳng hạn, bảo bé rằng, ‘Hoặc con nhặt đồ chơi lên hoặc con ra toa-lét’ sẽ làm trẻ cảm thấy sợ hãi bị đe dọa hơn là cho trẻ cơ hội thể hiện quyền lực.

 

 10. Cả hai cùng thắng

Các cuộc tranh giành quyền lực thường đi đến kết cục một người thắng một người thua – một kết cục không phải lúc nào cũng hay ho như thường tưởng. Một giải pháp ‘cả hai cùng thắng’ là giải pháp trong đó cả hai phía đều cảm thấy mình đạt được cái mình muốn. Để cả hai bên cùng thắng đòi hỏi phải có sự mặc cả thương lượng. Cha mẹ có thể đáp lại yêu cầu của trẻ bằng cách nói, ‘Con thắng như vậy cũng được đấy, và mẹ muốn con thắng. Nhưng mẹ cũng muốn thắng. Con có thể nghĩ ra cách gì để cả hai mẹ con ta cùng thắng không?’

 

11. Sự bất lực nuôi dưỡng ‎tư tưởng muốn trả thù

Những trẻ em bị tước đoạt hết quyền lực, cảm thấy bất lực, thường tìm cách giành lại quyền lực bằng cách trả thù. Chúng sẽ tìm cách gây tổn thương cho người khác khi chúng cảm thấy bị tổn thương, và chúng thường có những hành vi mà cuối cùng lại làm tổn thương bản thân chúng.

Khi 2-3 tuổi, sự trả thù có thể có hình thức cãi lại hay cố ‎ đánh đổ đồ ăn. Ở tuổi 16-17, có thể là dùng các chất bị cấm hay uống rượu, trốn đi khỏi nhà, thậm chí tự tử. Hãy cố gắng tạo cơ hội thích hợp cho trẻ được thực hành và thể hiện quyền lực của mình. Đó cũng là cách để chúng tập đưa ra những quyết định đúng đắn và xây dựng lòng tự tin.


12. Đánh trẻ có tác hại gì?

– Làm cho trẻ cảm thấy phẫn uất, bực tức.

– Làm cho trẻ trở nên lì đòn, ngang ngạnh, cứng đầu, thách thức mọi người.

– Làm cho trẻ cảm thấy bị nhục nhã, gây tổn hại cho lòng tự tin.

– ‘Dạy và huấn luyện’ cho trẻ biết cách dùng bạo lực để đoạt được cái gì đó.

– Có thể gây thương tích cho trẻ.

Bạo lực sẽ quay vòng, sẽ kéo theo bạo lực. Bạo lực cấp 1 rồi sẽ đòi hỏi bạo lực cấp 2. Hãy ghi nhớ ‘lạt mềm buộc chặt’.


13. Khen trẻ thế nào?

Tình thương yêu, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn từ của chúng ta giúp trẻ xây dựng một hình ảnh được yêu và đáng yêu về bản thân chúng. Khen ngợi sẽ khuyến khích trẻ đương đầu với những thách thức mới và bật lại mỗi khi sự việc không diễn ra như chúng muốn. Ai mà chả thích được khen. Nhưng khen thế nào để đạt hiệu quả?

Lời khen của chúng ta sẽ có tác dụng nếu chúng ta tiến lại gần đứa trẻ, thu hút sự chú ‎ của nó bằng cách gọi tên nó và nhìn thẳng vào mắt nó rồi nói rõ ràng chính xác là chúng ta thích cái gì. Ví dụ, ‘Jane, thế là con biết đánh răng rồi. Tốt/Khá lắm’. Hoặc ‘Chip, cảm ơn con đã giúp mẹ thu dọn đồ chơi. Con làm tốt lắm’.

Lời khen của chúng ta sẽ phản tác dụng nếu trẻ cảm thấy nó không chân thành, không tương xứng với vẻ mặt và giọng nói của chúng ta. Nên tránh chuyện vừa khen xong rồi lại đèo thêm một lời chỉ trích ngay sau đó vì điều này sẽ làm lời khen mất hết tác dụng.

Chẳng hạn, xin đừng nói, ‘Dũng, con dọn giường giỏi quá – thật đáng xấu hổ là nếu con không làm như thế hàng ngày!

Hay ‘Lan, con biết tự ăn rồi đấy , giỏi ghê – Nhưng thật đáng tiếc là hôm qua con lại đánh vào mặt bạn Phương!’

 

 14. Khen đánh giá hay khen miêu tả? (evaluative or descriptive)

Ví dụ: – lời khen Đánh giá: Con mẹ vẽ đẹp quá!/Con mẹ khỏe quá!

           Lời khen Miêu tả:

Mẹ rất thích những chi tiết con dùng trong bức tranh này. Những màu con chọn cũng rất sống động./

Cái túi nặng quá! Cảm ơn con đã giúp mẹ!

Các nhà sư phạm/tâm lý khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng lời khen miêu tả thay cho lời khen đánh giá vì lí do sau. Lời khen đánh giá làm trẻ trở nên lệ thuộc vào sự đánh giá và phê chuẩn của người lớn. Chúng mong đợi chúng ta đánh giá thẩm định những việc làm hay hành vi của chúng là tốt hay xấu là được hay chưa được, do vậy chúng sẽ không phát triển được khả năng tự đánh giá và tính độc lập. Chúng dần mất đi khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình và luôn trông chờ sự đánh giá ‘chấm điểm’ của người lớn.

Khen miêu tả là tạo cơ hội để trẻ được tự đánh giá mình – nói theo cách nhiều người thường nói là để trẻ được âm ỉ thỏa mãn trong lòng. Nếu bạn muốn con gái mình tập trung chú ‎ vào hiệu quả của việc nó vừa làm với bạn Mary, bạn có thể nói, ‘Con nhìn Mary kìa! Bạn ấy trông thật là vui vì con đã cho bạn ấy mượn đồ chơi.’ Bằng cách này, chúng ta giúp trẻ nhận ra hành vi của chúng có tác động như thế nào lên người khác.

Một lời khen miêu tả thường có hai phần. Phần thứ nhất bạn nói những gì bạn nhìn thấy hay nghe thấy. Phần thứ hai nói bạn cảm thấy thế nào.

Ví dụ: Mẹ thấy phòng của con hôm nay rất gọn gàng. Mẹ cảm thấy không mệt nữa.’ hoặc ‘Con làm đúng như mẹ yêu cầu. Cảm ơn con’.

 

Kết luận: hãy hạn chế khen đánh giá và hãy tập và tăng cường khen miêu tả. Nhưng hãy ghi nhớ: đừng bao giờ dùng lời khen miêu tả khi bạn nóng giận vì khi đó nó sẽ có vẻ như mỉa mai nói móc. Và cũng không khen những gì đã trở thành thói quen tốt.

( INTERNET)


 

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý