Có nên thuê con làm việc nhà ?
11/08/2017
THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN GIÁO DỤC HIỆU QUẢ ?
24/10/2017
Có nên thuê con làm việc nhà ?
11/08/2017
THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN GIÁO DỤC HIỆU QUẢ ?
24/10/2017

Với những áp lưc trong cuộc sống hiện nay, tình trạng trầm cảm không còn là một điều xa lạ ở bất cứ độ tuổi nào. Trong giai đoạn ban đầu khi trẻ bắt đầu có những xáo trộn trong các sinh hoạt, nghỉ học hay trở nên xa cách, thì lại ít nhận được sự hiểu biết và cảm thông, mà có khi trẻ lại phải hứng chịu thêm những la mắng, hay ngươc lại là chiều chuộng thái quá. Chỉ đến khi các em có những dấu hiệu căng thẳng rõ ràng, thường thấy nhất là tình trạng tự cô lâp, buồn chán không còn hứng thú học tập, dễ nóng giận, sinh hoạt cá nhân trở nên thất thường…có những ám ảnh hay hành vi tự hành hạ bản thân, thậm chí là đe dọa tự sát, thì cha mẹ mới tìm đến chuyên viên tâm lý Khi đối diện với nhà tâm lý, các em thường có thái độ dè dặt, phòng thủ và rất ít tự bộc bạch, chỉ trả lời một cách đơn điệu các câu hỏi thăm dò… dần dần với thái độ cởi mở, nhẹ nhàng..nếu cần thì kết hợp với một số test về nhân cách, tư duy logic…các em mới có được sự tự nhiên hơn để bộc lộ, chia sẻ …một số bạn gái thì bắt đầu …khóc ! và đó là môt dấu hiệu tích cực.

Đối với thiếu niên , ngoài những xáo trộn về tâm sinh lý theo lứa tuổi, thì  những áp lực về học tập, cảm xúc và nhất là trong quan hệ ứng xử đối với bố mẹ, thầy cô và bạn bè là những yếu tố có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý, mà trầm cảm là trạng thái tiêu biểu. Khi các em có những bộc lộ khá rõ ràng qua các hành vi không bình thường… đến mức bố mẹ hay người thân không chấp nhận được nữa, họ lo lắng hay khó chịu vì không thể hiểu hay tiếp cận được với trẻ, và thường có những suy diễn đôi khi sai lệnh về các phản ứng hay thái độ trong cách ứng xử của các em. Nhưng cũng có những trường hợp, bố mẹ lại lo lắng trước các tuyên bố mang tính đe dọa  và cho rằng trẻ có thể bị các rối loạn tâm thần. Sự lo lắng được biểu lộ qua việc hỏi han, nhắc nhở đôi khi lại quá nhiều,  ngược lại với việc thiếu quan tâm trước kia, điều này thay vì giúp cho trẻ có thể bôc lộ, lại khiến cho các em khó chịu hay khép kín hơn… bởi vì phụ huynh thường yêu cầu trẻ phải  trả lời các câu hỏi tại sao và phê bình hành vi của trẻ dưới góc độ đạo đức hay nghĩa vụ làm con mà quên rằng, điều đó lại đặt con vào tư thế đối lập, hoặc khiến cho trẻ trở nên khó chịu hơn, có những phản ứng thiếu kiểm soát hơn.  Đây chính là điều nguy hiểm nếu cha mẹ hay nhà trường thiếu sự cảm thông và nhận biết các yếu tố tiêu cực của tình trạng trầm cảm, sẽ khiến cho trẻ cảm thấy cô đơn, lo lắng hay tức giận hơn và có những phản ứng mang tính thách thức đôi khi rất tai hại.

Yếu tố đầu tiên trong tiến trình trị liệu là lắng nghe – lắng nghe những tâm tư của bố mẹ và cảm thông với những phản ứng của các em . Thông thường, cha mẹ hay yêu cầu sự hỏi han, khuyên nhủ của nhà tâm lý. Nhưng các lời khuyên hay dạy dỗ trẻ, nếu không đưa vào đúng lúc, đúng thời điểm có thể gây tác dụng ngược. Sự lo lắng lớn nhất của trẻ là không tìm được sư cảm thông và tôn trọng. Hơn thế nữa, phải dùng môt số biện pháp thông qua các test tâm lý để hiểu được những ưu và khuyết điểm về tính cách và năng lực của trẻ, để từ đó hướng trẻ vào việc nhận ra những mặt mạnh, có giá trị tích cực để chính các em sẽ hiểu cần phải làm gì để thoát ra khỏi vấn đề của mình.  Ngoài ra, việc giúp cha mẹ nhận ra, những biện pháp đối phó hay ứng xử không phù hợp với trẻ, từ đó những thay đổi này sẽ tác động đến trẻ, giúp cha mẹ có đươc những ứng xử phù hợp hơn, hàn gắn một cách nhẹ nhàng những mối quan hệ trong gia đình. Đó là mấu chốt trong tiến trình trị liệu, là giúp trẻ nhận ra nội lực của mình và cha mẹ chấp nhận thực tế cũng như thay đổi cách ứng xử , sẽ giúp trẻ thoát ra khỏi tình trạng cô lập và lo lắng của mình.

Ngày nay, áp lực học tập và những tác động xấu của xã hội rất nhiều, ngày đêm bào mòn những năng lực và ý chí của trẻ. Do vậy, thái độ tích cực nhất của cha mẹ là không đợi đến khi trẻ bộc phát tình trạng trầm cảm mới lo đi kiếm “ thầy chữa bệnh tâm lý” , mà hãy thôi đặt những áp lưc lên con, và giành thời gian trong ngày, ít nhiều để tạo ra những quan hệ tốt đẹp, cũng như tìm cách giúp trẻ được học tập và phát triền những lĩnh vực trẻ thích , chứ không phải là buộc trẻ theo những gì cha mẹ muốn. Đó là cách tốt nhất để tránh được tình trạng trầm cảm, một căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội.

CvTL Lê Khanh

GĐ Cty Giáo Dục Kidstime Bình Thạnh.

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý