Can Thiệp cho trẻ rối nhiễu tâm lý
04/05/2011
Giáo dục trẻ khuyết tật như thế nào?
05/05/2011
Can Thiệp cho trẻ rối nhiễu tâm lý
04/05/2011
Giáo dục trẻ khuyết tật như thế nào?
05/05/2011

Nhiều người nghĩ rằng khi đứa trẻ với tay hay chụp những trò chơi lắc lư ở ngoài nôi hay bóp trái chuối bằng những ngón tay đơn giản là chúng đang vui chơi…

 

Nhưng thật ra khi đứa trẻ vận dụng những giác quan hay từ từ phát triển những kỹ năng vận động thông qua các hoạt động này, là chúng đang học hỏi. Vì vậy bạn nên giúp bé tìm hiểu học hỏi thông qua các trò chơi.

Sau đây là những kỹ năng phát triển mà bé có thể học tập được qua những trò chơi:

1. Giác quan và những kỹ năng vận động:

Bắt đầu khi trẻ vừa mới một tháng tuổi, khi bạn gọi chúng từ xa, trẻ sẽ cố gắng quay đầu tìm kiếm nơi phát ra tiếng nói thân thương, và cố gắng kết nối tiếng nói ấy với khuôn mặt của bạn. Khi đứa trẻ 6 tháng tuổi nâng cái trống lắc rung và nghe tiếng phát ra, trẻ đang vận dụng thị giác, thính giác đồng thời kết hợp mắt và tay.

 

2. Điều khiển cơ tay:

Đứa trẻ sinh ra với 2 bàn  tay nắm chặt, các ngón tay gấp vào trong. Đến 3 tháng  tuổi hầu như các ngón tay đã mở ra (vẫn còn hơi co lại). Mười tháng tuổi, chúng đã biết dùng tay để chỉ nhưng vật thú vị xung quanh. Chúng có thể chỉ và ra hiệu để bạn cho chúng uống nước. Mười hai tháng tuổi chúng đã biết dùng ngón tay cái và ngón trỏ bốc chính xác mẫu thức ăn. Nhưng để cơ thể điều khiển cơ tay thì mất nhiều thời gian hơn. Nhiều đứa trẻ vẫn khó khăn điều khiển cơ tay cho đến khi một tuổi rưỡi. Nên giúp trẻ phát triển sự khéo léo của tay bằng những đồ chơi như những bao nhỏ chứa hạt đậu bên trong để trẻ bóp vặn, những quả banh mềm để lăn, những hộp hình trụ tạo âm thanh như mưa rơi khi lắc lên xuống.

 

3. Kết hợp hai tay:

Nhiều đồ chơi và môn thể thao đòi hỏi một tay trong khi tay kia làm một động tác khác.(Như việc chuốt bút chì hay giương cung tên) hãy đưa trẻ những đồ chơi dùng 2 tay riêng biệt. Chẳng hạn như đứa trẻ phải cầm tờ giấy một tay trong khi tay kia cầm bút chì màu. Những đồ chơi lên giây cót đòi hỏi việc cầm chặt món đồ chơi bầng một tay và quay dây thiều bằng tay kia. Một số hoạt động khác như: cho trẻ mở một nắp hộp đồ chơi để lấy một món đồ chơi hấp dẫn hay giữ chặt cây đàn trong khi tay kia gảy để tạo ra âm thanh cũng là một ý hay.

4. Khả năng xã hội:

Cố gắng tạo ra những cơ hội cho trẻ chơi đùa với bạn bè đồng trang lứa – trẻ sẽ trở nên thích giao tiếp. Chúng sẽ học thay phiên nhau chạy vào ngôi nhà bằng các tông hay chơi trò cho xe chạy trên đường ray. Khi bạn thấy đứa trẻ đang đứng ngoài những đứa trẻ đang chạy nhảy cười đùa vui vẻ, hãy giúp trẻ tự tin hòa nhập với bạn bè. Nếu đứa trẻ bắt đầu hòa nhập vào hãy giúp trẻ giới thiệu tên mình và nói: “mình cũng muốn chơi chung với các bạn”

 

5. Chọn lựa và nhóm lại:

Những đứa trẻ tuổi mẫu giáo cần học việc phân loại và sắp xếp theo thứ tự. Chọn những đồ chơi giúp trẻ sắp xếp thứ tự theo từ nhỏ đến lớn, từ mỏng đến dày. Chồng những chiếc tách hay vòng tròn là những hỗ trợ rất hay trong giai đoạn học tập ban đầu này.

 

6. Nguyên nhân và kết quả :

Lúc chín tháng tuổi bé thích nhấn công tắc đèn khi nằm trong vòng  tay bạn. Bé thích cảm giác mình có khả năng bật và tắc. Hãy chọn những đồ chơi mà trẻ có thể tác động lên chúng.Chẳng hạn như ấn một đòn bẩy hay lăn một quả banh xuống dốc. Hay đẩy cái gối qua một bên để tìm một đồ chơi mà bạn đã giấu đi.

 

7. Khái niệm về kích cỡ và không gian:

Cho trẻ nhiều hình khối khác kích cỡ. Việc trẻ chưa làm được trong trò chơi chồng những hình khối lên nhau sẽ dạy trẻ cách làm cho cái tháp được cân bằng tốt hơn khi đặt những khối nhỏ lên trên những khối lớn.

 

8. Khái niệm thời gian:

Trước khi di chuyển những toa tàu dọc theo đường ray, bé phải gắn những đoạn đường ray với nhau bằng những cái móc hay đường rãnh. Bé cũng phải gắn những toa tàu lại với nhau bằng móc cái này vào cái kia hay gắn miếng từ này vào miếng từ kia. Việc thu thập kinh nghiệm và thời gian chơi đùa từ bên ngoài giúp trẻ khái niệm thời gian “trước” và “sau”.Trước khi bé có thể cầm trái chuối để ăn, bạn phải bóc vỏ cho bé. Trước khi bé ra công viên chơi bé phải mặc áo khoác và leo vào xe tập đi.

9. Học tính, các con số, khái niệm “nhiều” và “ít”:

Khi bạn cùng chơi với trẻ hãy dùng những đống đồ chơi nhỏ để dạy trẻ cách ước lượng. Trẻ sẽ dần chú ý rằng một hộp đồ chơi này thì có nhiều đồ chơi hộp đồ chơi khác hoặc một người bạn cùng chơi với mình tô màu với nhiều bút chì màu hơn.

Cho trẻ làm quen với các con số bằng cách tính các ngón tay hoặc ngón chân trong trò chơi vui nhộn như “Heo con đi chợ… mua gì mua gì … mua 3 củ cà rốt”

 

10. Ngôn ngữ:

Khi bạn chơi những trò chơi có sự tương tác giữa bạn và trẻ, trẻ sẽ học được rất nhiều từ vựng. Hãy sử dụng những câu nói với nhịp đều và những bài hát. Ví dụ: “ Hãy nhìn, nhìn xem” khi trẻ lúc lắc con ngựa đồ chơi. Hát “chèo, chèo, nào ta chèo thuyền” và “lấp lánh, lấp lánh, ngôi sao nhỏ”. Thử dùng những đoạn nhạc có liên quan đến sự vận động của tay và của cơ thể (chẳng hạn như trò Xe buýt, xe buýt bon bon trên đường) để khiến đứa trẻ nhỏ thật sự cảm thấy vui vẻ khi chơi với bạn.

SONG KHUÊ (ST)

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý